Chi Trevesia Visan. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có 5 loài và 1 thứ (var), trong đó có tới 3 loài và 1 thứ (var.) mới đối với thế giới do các nhà khoa học Liên Xô công bố năm 1984.
Ở Việt Nam, đu đủ rừng phân bố rải rác ở các tỉnh miền nhân như Sơn La Mộc Châu, Thuận Châu, Điện Biên (Điện Biên Đông), Lào Cai (Bảo Thắng) Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bàng, Yên Ninh Du Hà, Quản Bạ Cán Tị); Tuyên Quang Nà Hang Lạng Sơn (Hữu Lũng); Hà Nội (Ba Vì Quảng Trị Kom Tum (vùng núi Ngọc linh); Gia Lai (Chư Pan, Mang Yang); Đắk Nông Lâm Đồng (Lang Bian, Tà Nùng).
Đu đủ rừng là cây ưa ẩm, chịu bóng và cũng ưa sáng. Cây thường mọc dọc theo các bờ khen suối, ở cửa rừng ven rừng, trong rừng kín thường xanh ẩm trên núi đá vôi hoặc trên núi đất độ cao phân bố thường từ 400m trở lên.
Bộ phận dùng:
Lõi thân.
Đu đủ rừng hiện mới trồng làm mẫu tại các vườn thuốc và vườn thực vật.
Trên mô hình thử nghiệm in vitro ba dòng tế bào nuôi cấy liên tục, đã xác định được phân đoạn saponin thô của đu đủ rừng có tác dụng chống tăng sinh (antiproliferative) (De Tommasi et al., 2000).
Thử nghiệm được tiến hành ở chuột cống trắng đực 100 – 150g. Chuột được để nhịn đói qua đêm. Sáng hôm sau cho chuột uống dung dịch NaCl 0,9% với thể tích 5ml/100g và dùng cao, lô đối chứng dùng urea.
Sau đó, cho mỗi chuột vào một lồng chuyển hoá để hứng nước tiểu trong 4 giờ.
Kết quả, ở lô dùng thuốc, lượng nước tiểu bài xuất nhiều hơn ở lô đối chứng [Bhakuni, 1969: 250].
Độc tính cấp của cao đu đủ rừng được xác định ở chuột nhắt trắng, dùng đường tiêm phúc mạc. Cao khô đu đủ rừng được chế bằng cách dùng toàn cây đu đủ rừng, chặt nhỏ, phơi khô, tán thành bột thô, rồi chiết bằng ethanol 50%. Sau đó, cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô [Bhakuni, 1969, II: 512].
Đu đủ rừng có vị hơi đắng, tính bình, có công năng hoá ứ, chỉ thống, bổ, cường tráng [TDTH, 1996, II: 717]; lõi thân có công năng thông tiêu, tiêu phù, lợi sữa.
Lõi cây đu đủ rừng được dùng như vị thuốc thông thảo là lõi thân cây thông thảo (Tetrapanax papyrifera), chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp, làm thuốc mát cơ thể, làm phổi bớt nóng. Liều dùng: hàng ngày 20-30g, sắc nước uống.
Lá được dùng nấu nước xông, chữa tê bì. Dùng ngoài rửa sạch, giã nát, bó xương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh