1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Họ Pandanaceae ở Việt Nam chỉ có hai chi: Freycinetia Gaudich. và Pandanus Parkins. Loài Pandanus amaryllifolius Roxb. trên đây có lá khi đem nấu hoặc làm khô tạo ra mùi thơm của cơm nếp, nên có tên gọi thông dụng là “dứa cơm nếp”.
Về xuất xứ của loài này hiện cũng chưa biết chính xác từ đâu. Song theo FM. Setyowati và J.S. Siemonsna, 1999 (PROSEA 13 – Spices, p. 164 – 166), có lẽ ở quần đảo Molucca (Indonesia) do tại đây trước kia người ta đã thu thập được tiêu bản có hoa của loài này. Ngày nay, dứa cơm nếp được trồng rộng rãi khắp các quốc gia ở vùng Đông Nam Á, bao gồm từ Indonesia sang Philippin, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào đến Việt Nam và ở cả một số nước Nam Á khác như Ấn Độ, Sri Lanca.
Bộ phận dùng:
Rễ, quả, hạt và lá.
3. Cách trồng
Dứa cơm nếp có thể coi là cây gia vị, hiện cây đã được trồng rải rác khắp các địa phương.
4. Thành phần hóa học
Chủ yếu là tinh dầu (The Wealth of India, 1966) mà thành phần chính (65%) là methylester của alcol β – phenyl ethylic, các diterpen như d linalool phenylethylaxetat, citral, ester của acid phtalic, acid béo.
Hoa chứa 0,1 – 0,3% tinh dầu mà thành phần chính là benzyl benzoat, benzyl benzylacetat geraniol, linalool, linalylacetat, bromostyren, guaiacol.
5. Tác dụng dược lý
Dimagheen, một thuốc bào chế bảy dược thảo trong đó có: dứa cơm nếp, me rừng, cỏ bươm bướm (Canscora decussata), rau má, được dùng để làm tăng hoạt động của trí nhớ trong y học cổ truyền Ấn Độ, đã được nghiên cứu trên các mô hình thực nghiệm về chức năng nhận thức ở chuột cống và chuột nhắt trắng. Thuốc đã thể hiện tác dụng có ý nghĩa trên học tập sự né tránh chủ động chuột cống trắng già, học tập sự né tránh thụ động ở chuột nhắt trắng bình thường và mất trí nhớ gây bằng scopolamin trên thực nghiệm.
Tinh dầu từ cụm hoa dứa cơm nếp có tác dụng kích thích và chống co thắt, cao chiết từ rễ có hoạt tính chống oxy hoá mạnh.
Dịch ép lá có tác dụng ức chế sự gây ung thư thực nghiệm trên da, gan và ruột kết ở chuột nhắt trắng [Lemnens R.HM.J, et al., 2003: 321 – 322].
6. Công dụng
Đọt non và rễ dứa Cơm nếp được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu tiện, trong những trường hợp đái rắt, đái ra sỏi, sạn, và còn dùng giã đắp chữa trĩ.
Ngày dùng 6 – 10g rễ, hoặc 15 – 20g đọt non dưới dạng thuốc sắc uống, thuốc được dùng ngoài không kể liều lượng [Đỗ Tất Lợi, 1999: 2611].
Ở Ấn Độ, lá dứa cơm nếp được dùng theo kinh nghiệm dân gian để trị bệnh phong, ghẻ, bệnh tim và não. Các bao phấn của cụm hoa đực được dùng trị đau tại, nhức đầu và bệnh về máu. Tinh dầu từ cụm hoa được dùng trị nhức đầu, thấp khớp và đau tai [Deshaprabhu S.B. et al., 1966, VII: 218 – 220].
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh