✴️ Vị thuốc Khiên ngưu

Nội dung

Tên tiếng Việt: Cát đằng cánh, Khiên ngưu núi lá có cánh

Tên khoa họcThunbergia alata Bojer ex Sims

Tên đồng nghĩa: Endomelas alata (Sims) Rafin

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Dùng lá giã đắp chữa đau đầu.

A. Mô tả cây

  • Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao.
  • Lá hình tim, xẻ 3 thuỳ, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lai nhạt, lớn, mọc thành xim 1 đến 3 hoa, ở kẽ lá.
  • Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2- 4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn, nhưng ở tẻ hơi có lông, màu đen hay trắng tuỳ theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta. Còn mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Nhật Bản, Philipin, Trung Quốc. Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.

C. Thành phần hoá học

  • Trong khiên ngưu có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy, ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit. Phacbitin được cấu tạo bởi các chất sau đây:
  • Axit phacbitic C28H68O23 (bản thân cũng là một glucozit), axit tiglic, metyl etylaxetic, và axit nilic. Axit phacbitic cấu tạo bởi axit ipurolic glucoza và ramnoza. 

D. Tác dụng dược lý

  • Cấu tạo hoá học của phacbitin gần giống cấu tạo của chất jalapin, một chất nhựa tẩy có trong một số cây Convolvulus officinalis Benth, Ipomea orizahensis Led., Ịpomea simulans Hance cùng họ với Bìm bìm nhưng không có thấy ở nước ta.
  • Phacbitin có tác dụng tẩy mạnh, có tăng sức co bóp của ruột. Theo Ngô Vân Thuỳ (1948, Trung Hoa y học tạp chí, 34: 435) hắc sửu và bạch sửu còn có tác dụng trừ diệt giun (trong thí nghiệm) nhưng chưa rõ tác dụng diệt giun của nó trong cơ thể động vật như thể nào.

E. Công dụng và liều dùng

  • Tính chất theo đông y thì khiên ngưu vị cay, tính nóng hơi có độc, vào 3 kinh phế, thận và đại tràng. Có tác dụng tả khí phận thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện chữa cước thũng (phù), sát trùng.
  • Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
  • Liều dùng mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày 0,20-0,40g, có thể dùng tới 0,60- 1,20g hoặc 1,50g. Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết xuất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rủa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.

Đơn thuốc có khiên ngưu

1. Đơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không được: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
2. Thuốc lợi đại tiểu tiện: Bột kép khiên ngưu: Bột khiên ngưu 150g, axit tactric 270g, gừng khô tán bột 30g, trộn đều. Ngày uống 3-3,5g bột này.
3. Viên khiên ngưu chữa tâm thần phân liệt (Y học thực hành, 1968, 154: 27-29): Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, hắc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 16g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.

Chú thích:

Ngoài hạt khiên ngưu kế trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưu L pome a purpurea (L). Lam. (Pharbitis hispida Choisy) cùng họ. Lá cây nguyên không xẻ. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy tác dụng lợi tiểu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top