A. Mô tả cây
- Mộc tặc làm một loài cỏ sống lâu năm, thân rễ dài, có đốt nằm sâu dưới đất (60-80cm), xuất hiện lên mặt đất hai thứ cành: cành bất thụ, cành hữu thụ. Cành bất thụ xuất hiện sau và dài hơn cành hữu thụ, có thể dài đến 20-30cm, chia thành từng dóng, mang ở mỗi mấu một vòng là nhỏ hình sợi dính liền vào nhau tại phía gốc thành một thứ bẹ ôm lấy cành. Cành có thể có nhiều nhánh con, những nhánh này cũng mọc vòng từ các mấu. Các dóng của cành đều rỗng, chỉ ở ngang mấu thì dày, phía ngoài có nhiều rãnh dọc mỗi rãnh ứng với một lỗ khuyết trong phần vỏ
- Cành hữu thụ (xuất hiện trước cành bất thụ vào đầu mùa xuân) thường màu nâu không phân nhánh, mang nhiều vòng bào tử diệp xếp xít lại phía đầu cành thành một bông trông giống đầu nhọn bút lông. Ngoài cây Equisetum arvense nói trên, ở vùng Sapa (lào cai) và một số vùng lạnh khác trong nước ta, tại những nơi ẩm ở ven sông, còn gặp một loài mộc tặc nữa gọi là Equiseium debile Roxb, cùng họ.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Trong nước ta có mọc ở nhi u nơi, nhưng ít chú ý dùng làm thuốc. Hái toàn cây về , bó lại thành từng bó con phơi khô. Mùa thu hái vào tháng 9-10.
C. Công dụng và liều dùng
- Tính chất theo tài liệu cổ: vị ngọt, hơi đắng tính bình, vào 3 kinh phế, can và đảm. Có tác dụng giải cơ, cầm máu, tan màng mắt. Dùng chữa mắt đau chảy nước mắt, trĩ, huyết lỵ, băng trung. Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.
- Liều dùng mỗi ngày 5-15g dưới dạng thuốc sắc.
- Đơn thuốc có mộc tặc
- Mộc tặc 15g, phù bình 10g, xích đậu 100g, táo đen 6 quả, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày chữa bệnh phù thũng, viêm thận do bệnh ngoài da
Chú thích:
Ngoài vị mộc tặc nói trên, trong đông y còn dùng cây Equisetum hiemale L cùng một công dụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh