✴️ Vị thuốc Ngải hoa đỏ

Nội dung

A. Hình thái cây

  • Cây cao 1-1,5 m, thân thô to, màu đỏ tím, có phấn trắng như sáp ở phần cụm hoa, có lá xếp dày sít. Phiến lá hình trứng hoặc thuôn dạng trứng, lá to nhất dài tới 50 cm, rộng 20 cm, chóp nhọn, gốc hình tim hoặc hình nêm màu lục tối, mép, gân lá màu tím hoặc đồng cổ.
  • Cụm hoa chùm dài 15 cm, vượt lên trên lá; lá bắc màu tím, hình trứng, lõm vào trong, vượt qua bầu, có phấn màu lam. Đài hình mũi giáp, chóp nhọn, dài 1,2-1,5 cm. Thùy hình mũi giáo, dài 4-5 cm màu đỏ tối, phía ngoài hơi màu lam, chóp lõm vào trong. Nhị thoái hóa vòng ngoài hình mũi giáo ngược, 1 chiếc dài tới 5,5 cm, rộng 0,8-0,9 cm, màu tím đỏ, 1 nhị thoái hóa bên sài 4 cm, rộng 0,4-0,5 cm; cánh môi dạng lưỡi hoặc hình tròn tròn dài dạng dải, chóp hơi lõm hoặc xẻ 2, cong ra ngoài, màu đỏ. Nhị mang bao phấn hình mũi giáo, màu nâu nhạt, chóp nhọn, hơi dài hơn bao phấn. Bầu hình quả lê, màu đỏ thẫm, có các nốt ruồi nhỏ dày đặc. Vòi nhụy dạng dải, dài hơn bao phấn.
  • Quả chín màu đen. Hạt to cỡ 4-5 mm, tròn, nhẵn, màu đen.

B. Cây dễ nhầm lẫn 

Theo quan điểm của một số nhà khoa học gần đây, loài Canna warszewiczii cùng với C. edulis đều là đồng danh của Canna indica. Tuy nhiên, qua phân tích các đặc điểm của các mẫu, chúng tôi nhận thấy:

  • Loài Canna indica khác biệt với 2 loài trên bởi toàn bộ phần trên mặt đất (trừ hoa) đều có màu lục và được trồng để làm cảnh. Trong khi đó loài C.edulis và C. warszewiczii có thân và mép lá màu tía, thường được trồng để lấy củ làm miến dong hoặc làm thuốc.
  • Loài Canna warszewiczii khác với loài C.edulis bởi toàn cây có màu đỏ tía, lá có kích thước nhỏ và ít thô hơn, các bộ phận của hoa màu đỏ tía, kích thước cây nhỏ hơn, thân rễ nhỏ và cứng hơn (thường không ăn). Quan sát quần thể cây ngải hoa đỏ trồng lẫn với quần thể Dong riềng nhưng cây con giao từ hạt không thấy có sự lai tạo (vẫn bảo lưu các tính trạng của loài).

Cây dễ nhầm lẫn 

C. Phân bố sinh thái

  • Ngải hoa đỏ là cây ưa ẩm, ưa bóng, thường mọc ở dưới tán rừng ẩm. Cây được trồng ở trên nương rẫy phát triển mạnh và xanh tốt quanh năm. Cây có khả năng tái sinh mạnh bằng hạt và bằng chồi tách từ thân rễ; thậm chí có thể nhân giống được từ các đoạn thân giả có mắt thân. Cây ra hoa quả gần như quanh năm.
  • Ở Việt Nam, hiện mới thấy cây phân bố tự nhiên và được trồng tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Ngoài ra, cây cũng được trồng tại huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên và huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn (nhưng không rõ nguồn gốc và nhiều người nói trước đây cây có mọc tự nhiên trong rừng). Cây còn phân bố ở Trung Quốc (Quảng Châu), Nam Mỹ và được trồng ở một số nước khác để làm cảnh.

D. Bộ phận dùng

Cả cây hoặc phần thân, rễ

E. Thành phần hóa học

(đang cập nhật)

F. Tác dụng dược lý

(đang cập nhật)

G. Công dụng

Theo kinh nghiệm của người Dao tại bản Piềng Sàng, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thì cả cây ngải hoa đỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, đau nhức xương và đau tức ngực. Có thể dùng cả cây hoặc cắt bỏ phần thân rễ, để tươi hoặc phơi khô sắc uống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top