A. Mô tả cây
- Niệt gió là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0,30-0,60m, mang nhiều cành gầy, màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo lá nổi rõ lên.
- Lá hầu như không cuống, nhẵn, hình trắng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiến lá dài 3-4cm, rộng 1-2cm.
- Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dày. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt
- Mùa hoa: tháng 4-7, mùa quả: tháng 11-12.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
- Mọc hoang ở khắp nơi rừng núi, bụi bờ ở nước ta; còn thấy mọc ở Đông Nam Á, Philipin
- Người ta dùng lá hoặc rễ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng, dùng. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng
C. Thành phần hóa học
Có wikstroemin, aretigenin và maiterosinol.
D. Công dụng và liều dùng
- Niệt gió là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Theo đông y, niệt gió có vị đắng, hơi cay, tính lạnh và có độc
- Niệt gió được dùng làm thuốc sát trùng, bạt độc, chữa chứng ma phong (mụn nhọt). Có nơi dùng vỏ cây niệt gió chữa chứng sốt cao, lá giã nát, thêm dầu vào đắp lên những nơi sưng đau, mụn nhọt (nếu không trộn với dầu có thể gây phồng da).
- Gia súc ăn lá và cây này có thể bị chết. Nhân dân một số nơi dùng làm cây duốc cá (làm cho cá ngộ độc chết để bắt). Có thể dùng làm thuốc diệt trừ sâu bọ trong nông nghiệp .
- Vỏ thân và vỏ cành có nhiều sợi có thể dùng chế giấy. Cành và lá có chất dính có thể dùng làm keo trong kỹ nghệ làm giấy
- Cây có độc, cần hết sức thận trọng khi dùng, không có kinh nghiệm không nên dùng. Trong các tài liệu cổ, người ta nói phụ nữ có thai và những người suy nhược không dùng được
- Liều dùng trung bình trong ngày: 8-12g rễ hay lá tươi
Chú ý:
Vỏ rễ và vỏ thân có chất kích thích bay hơi, khi bảo quản cần chú ý phòng nhiễm độc
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp