Trần bì không phải tên của một loại cây. Đây là tên một vị thuốc lấy từ vỏ cam quýt chín có tên khoa học là Citri Reticulatae Pericarpium (CRP) – pericarpium citri reticulatae (PCR). Theo y học cổ truyền tên “trần bì” bao gồm “trần = cũ, lâu năm..”, “bì = vỏ” ý nói loại vỏ để lâu năm. Trần bì khô để càng lâu càng tốt, có loại 3 năm, 5 năm, 10 năm thậm chí 30 năm.
Từ hàng ngàn năm ở Trung Quốc, trần bì đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng để điều trị buồn nôn , nôn, khó tiêu , thiếu máu, tiêu chảy, ho, long đờm, v.v. CRP có tác dụng dược lý rộng rãi như có tác dụng có lợi cho hệ tim mạch, tiêu hóa và hô hấp, kháng u, chống oxy hóa và chống viêm; và tác dụng bảo vệ gan và thần kinh.
Trần bì là vị thuốc cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Để nguyên phần cùi trắng thì có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa trung tiêu, lý khí. Bỏ phần cùi trắng thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trần bì có tác dụng kép trong việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này có thể làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa bằng cách ảnh hưởng đến sự bài tiết của các cơ quan tiêu hóa và tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột.
Ức chế lipase tuyến tụy là một cách tiếp cận hấp dẫn để điều trị béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác. Các chất phytochemical tự nhiên là nguồn ức chế lipase đầy hứa hẹn.
Năm 2018, một nghiên cứu của Đại học Dược Trung Quốc về trần bì được đăng tải trên Tạp chí Phytomedicine,. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy Flavonoid có tương quan thuận với các hoạt động chống lipase của trần bì, và polymethoxyflavone đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng hạ lipid máu của trần bì Nobiletin có thể là chất ức chế lipase tiềm năng nhất có trong CRP.
Ngoài hoạt tính chống oxy hóa, Trần bì còn được phát hiện có khả năng kháng khuẩn tốt. Sáu chủng vi sinh vật bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Enterococcus faecalis, Salmonellatyphi và Enterobacter cloacae đã được sử dụng trong các thử nghiệm của Đại học y học cổ truyền Quảng Châu – 2007. Hesperidin có trong trần bì có phổ kháng khuẩn rộng, và tác dụng kháng khuẩn cũng được thể hiện trong các xét nghiệm. Ngoài Hesperidin thì Tangeretin và Nobiletin cũng có hoạt tính kháng khuẩn nhưng thấp hơn.
Mặc dù trần bì an toàn trong sử dụng nhưng vẫn có nhưng lưu ý khi bạn lựa chọn sử dụng Trần bì
Theo quan niệm đông y, những đối tượng sau không nên dùng Trần bì:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh