Chưa được nghiên cứu. Chưa rõ hoạt chất là gì. Năm 1958, hệ dược thuộc Viện y học Bắc Kinh Trung Quốc có nghiên cứu trúc nhự của Trung Quốc nhưng cũng chưa tìm thấy chất gì đặc biệt cả; không thấy có phản ứng của ancaloit, của glucozit hay tanin.
Trúc nhự là một vị thuốc được dùng trong nhân dân từ lâu đời. Nó được ghi trong bộ “Thần nông bản thảo” (bộ sách thuốc cổ nhất cùa Trung Quốc) và trong bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh Việt Nam (thế kỷ 14).
Theo tính chất của trúc nhự ghi trong các sách cổ thì trúc nhự vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai. Dùng chữa vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiêu phiền nhiệt, động thai. Thường dùng chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, thanh nhiệt, mát huyết.
Khi dùng thường tẩm nước gừng sao lên rồi mới dùng.
Ngày dùng 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú thích:
Ngoài vị trúc nhự, cây tre, cây vầu còn cho ta vị trúc diệp là lá tre hay lá vầu non, còn cuộn tròn, có khi người ta còn gọi là trúc diệp quyển tâm (búp tre). Dùng tươi hay khô đều được, nhưng tươi thì tốt hơn. Dùng như trúc nhự hay có khi còn dùng nấu nước xông để giải cảm, giảm sốt.
Theo tài liệu cổ trúc diệp vị cay, nhạt, ngọt tính hàn, vào 2 kinh tâm và phế. Có tác dụng thanh thượng tiêu, phiền nhiệt, tiêu đòm chữa ho. Dùng chữa sốt khát nước, ho, suyễn, thổhuyết, trẻ con kinh phong.
Trúc lịch Succus Bambusae là lấy cây tre tươi về nướng lên, vắt lấy nước; thường chọn những đoạn tre non cho nhiều nước hơn.Trúc lịch có tính chất ngọt, rất lạnh, không độc, có tác dụng chữa sốt, trừ đờm. Trúc lịch cũng được ghi trong Nam dược thần hiệu và Thần nông bản thảo. Trúc lịch thường được dùng chữa bệnh cảm gió không nói được (trúc lịch và nước gừng, hai vị bằng nhau cho uống), trẻ con sốt, mê man không nói được: Một bát trúc lịch, hâm nóng cho uống dần dần. Còn dùng trộn với sữa mẹ để nhỏ vào mắt trẻ con đau đỏ.
Theo lài liệu cổ trúc lịch vị ngọt, tính đại hàn. Vào 3 kinh tâm, vị và đại tràng. Có tác dụng hoạt đờm, thanh hoả, nhuận táo, chi khát. Dùng chữa trúng phang cấm khẩu, đờm mê đại nhiệt, điên cuồng, kinh phong.
Trúc diệp thạch cao thang: Chữa triệu chứng sốt cấp tính, miệng khô khát (Đơm thuốc của Trương Trọng Cảnh), trúc diệp 3g, thạch cao 12g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo l,5g, ngạnh mễ 7g, mạch môn đồng 8g, nuớc 600ml. sắc còn 200ml, chia là 3 lần uống trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra mãi không ngừng: Trúc nhự sao qua tán nhỏ, mồi lần dùng 12g, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa cảm, phù: Lá tre 30-50g sắc uống. Còn dùng rửa vết thương, trị viêm nhiễm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh