Acid uric là sản phẩm thoái hóa của nhân purine - một thành phần thường có trong thức ăn của bạn. Các thực phẩm và đồ uống giàu nhân purine bao gồm:
Purine cũng được tạo ra từ quá trình thoái hóa tế bào già cỗi rồi chết đi trong cơ thể.
Acid uric sau khi tổng hợp tại gan, được đưa vào trong máu, đi tới thận và cuối cùng được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. những quá trình này cân bằng sẽ khiến lượng acid uric trong máu nằm trong giới hạn bình thường.
Nồng độ acid uric trong máu tăng khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, hoặc giảm khả năng đào thải acid uric của thận. Nguyên nhân khác gây tăng acid uric máu là do tăng hủy hoại tế bào trong các bệnh lý ung thư và điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị); dẫn đến tích tụ acid uric trong cơ thể, trong máu. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài là nguyên nhân dẫn tới bệnh Gout - một bệnh rối loạn chuyển hóa gây viêm khớp, sưng đau các khớp, đặc biệt là các khớp ngón chân, ngón cái.
Nồng độ acid uric máu thấp gặp trong các bệnh lý về gan, thận. Ví dụ như trong hội chứng Fanconi, do tổn thương ống thận khiến cơ thể mất khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric. Vì vậy mà các chất này đào thải hoàn toàn qua nước tiểu, dẫn đến giảm trong máu.
Xét nghiệm acid uric máu được bác sỹ chỉ định thực hiện khi:
Khi nào thì bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm acid uric máu:
Một xét nghiệm acid uric khác, đó là xét nghiệm acid uric trong mẫu nước tiểu thu thập 24 giờ. Đôi khi, để giúp chẩn đoán, bác sỹ có thể cho bạn thực hiện cả hai xét nghiệm này.
Để có một kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần lưu ý một số nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả, như:
Hãy nói với bác sỹ bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào mà bạn đang sử dụng. Điều đó giúp các bác sỹ rất nhiều trong việc đánh giá xét nghiệm acid uric máu.
Trước khi xét nghiệm, bạn cũng cần nhịn đói (không ăn hoặc uống, có thể uống nước lọc) ít nhất khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Bạn sẽ được lấy máu, thường là lấy máu ở tĩnh mạch khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Đầu tiên, bạn sẽ được cuốn một mảnh vải chun giãn (dây garo) quanh cánh tay, phía trên vị trí lấy máu từ 5-10 cm, điều này giúp máu tập trung nhiều hơn, thuận lợi cho việc lấy máu. Tiếp theo, bạn sẽ được sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn, thường là cồn 700, tại vị trí chích kim tiêm lấy máu. Sau đó, nhân viên y tế sẽ chích kim và luồn kim tiêm vào mạch máu. Dưới tác động của áp suất trong máu và lực kéo pittông bơm tiêm, máu sẽ chảy từ từ vào bơm tiêm, đến khi đủ lượng máu cần lấy. Cuối cùng là tháo dây garo, rút kim tiêm và dịt bông cầm máu.
Mẫu máu của bạn được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, rồi được gửi tới phòng xét nghiệm để phân tích.
Nồng độ acid uric máu bình thường phụ thuộc vào giới tính, ở nữ thấp hơn ở nam:
Theo American College of Rheumatology, cần duy trì nồng độ acid uric máu thấp hơn 6.0 mg/dL (357 µmol/L) ở những người bệnh Gout.
Nếu bạn có nồng độ acid uric máu cao, điều đó chỉ ra rằng, cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận đang giảm khả năng đào thải acid uric qua nước tiểu. Ở những bệnh nhân ung thư hoặc đang điều trị ung thư, nồng độ acid uric cũng tăng lên trong máu.
Tăng acid uric máu thường gặp trong các trường hợp sau:
Để chẩn đoán bệnh Gout nếu chỉ dựa vào xét nghiệm acid uric máu là chưa đủ, cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác, như xét nghiệm dịch khớp, nếu phát hiện tinh thể urate trong dịch khớp thì có thể chẩn đoán xác định bệnh Gout.
Giảm acid uric máu có thể gặp trong các trường hợp:
Kết quả xét nghiệm acid uric máu giúp các bác sỹ rất nhiều trong việc chẩn đoán xác định, cũng như định hướng điều trị một cách hợp lý nhất cho bạn. Đây cũng là một xét nghiệm giúp đánh giá kết quả quá trình điều trị với một số bệnh, đặc biệt là bệnh Gout.
Nếu bác sỹ chẩn đoán bạn bị Gout, việc điều trị có thể bao gồm uống thuốc để giảm sưng, đau. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng những thực phẩm chứa ít nhân purine hơn. Nếu bạn bị sỏi thận urate thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ rất có lợi.
Nếu bạn đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị thì việc theo dõi nồng độ acid uric máu để chắc chắn acid uric trong máu không tăng quá cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh