✴️ Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu trong tiêm

Phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu và nhiễm các tác nhân đường máu là một yêu cầu quan trọng của TAT. Các biện pháp can thiệp chính cần thiết để phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm khuẩn là:

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cơ bản bao gồm tiêm phòng và hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại;

Phòng ngừa tổn thương do kim tiêm và phơi nhiễm với máu.

Kiểm soát khả năng phơi nhiễm với máu, bao gồm việc sử dụng phương tiện ph ng hộ cá nhân.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN 

*.Tiêm vắc xin viêm gan B  

Theo WHO, tất cả các nhân viên y tế đặc biệt đối tượng nhân viên thu gom, tiêu hủy chất thải  nhân viên công tác tại các đơn vị cấp cứu  nhân viên công tác tại các khoa truyền nhiễm đều có nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây bệnh đường máu. Các đối tượng này cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt trước khi bắt đầu làm việc trừ khi họ đã được tiêm ph ng17 .

Lưu ý: 

Xét nghiệm huyết thanh học trước tiêm chủng là không cần thiết.

Hiện có nhiều phác đồ tiêm khác nhau. Một phác đồ bao gồm ba liều tại thời điểm 0 tháng, 1 tháng, và 6 tháng là phác đồ có hiệu quả cao  mang lại khả năng bảo vệ dài hạn cho hầu hết các đối tượng. Liều tiêm thông thường cho người lớn là 1 0 ml (gấp 2 lần liều đơn 0 5 ml dành cho trẻ em) và vắc xin được tiêm bắp.

Xét nghiệm huyết thanh học tại thời điểm 2 tháng -6 tháng sau liều vắc xin HBV thứ ba có thể chứng minh xem đã có đáp ứng của kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B hay chưa.28

*.Xét nghiệm vi rút viêm gan B, C và HIV

WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế đều cần được xét nghiệm nhiễm HBV  HCV và HIV. Nếu biết được trạng thái nhiễm các tác nhân này của bản thân  nhân viên y tế có thể tự tìm cách để được điều trị và chăm sóc nếu cần thiết. Hơn n a  trong các trường hợp phơi nhiễm với HBV  HCV hoặc HIV  kết quả xét nghiệm sẽ cho biết thông tin mốc về trạng thái miễn dịch; điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát an toàn và hiệu quả các thủ tục sau phơi nhiễm sẵn có đối với viêm gan B và HIV.

Bất cứ xét nghiệm nào cũng cần thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền của nhân viên y tế và phải dựa trên sự chấp thuận sau khi đã được tư vấn. Các điều kiện này được quy định trong các hướng dẫn do Tổ chức Lao động Quốc tế và WHO soạn thảo về dịch vụ y tế và HIV/AIDS26.

 

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO KIM TIÊM VÀ PHƠI NHIỄM ĐƯỜNG MÁU

Nh ng phương pháp được sử dụng để kiểm soát các mối nguy hại trong nghề nghiệp được phân tích trên quan điểm truyền thống theo một hệ thống cấp bậc và trình bày theo thứ tự ưu tiên.27, 28

*.Loại bỏ mối nguy hại: Loại bỏ hoàn toàn mối nguy hại tại khu vực làm việc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát các mối nguy hại; phương pháp tiếp cận này nên được

sử dụng bất cứ khi nào có thể. Ví dụ như:29, 30

Loại bỏ các vật sắc nhọn và kim tiêm khi có thể (ví dụ bằng cách thay thế kim tiêm và bơm tiêm bằng các dụng cụ tiêm áp lực (jet injectors)  hoặc sử dụng bộ kết nối tĩnh mạch trung ương (IV) mà không dùng kim tiêm (needleless intravenous systems); hoặc sử dụng kim luồn an toàn.

Loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết;

Loại bỏ các vật sắc nhọn không cần thiết. 

*. Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: Được sử dụng để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm việc. Ví dụ: 31-34

Thùng chứa chất thải sắc nhọn;

Sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh vật sắc nhọn cho tất cả các quy trình (Bơm kim tiêm có tính năng tự thụt vào  tự đóng hoặc tự cùn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể.

*. Biện pháp kiểm soát về hành chính: Đây là nh ng quy trình hoạt động chuẩn nhằm hạn chế phơi nhiễm với các mối nguy hại: 4, 25

Phân bổ đủ nguồn lực (cả nhân lực và phương tiện) để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế; 

Thành lập và vận hành ban ph ng ngừa tổn thương do kim tiêm; 

Có và thực hiện kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm; 

Loại bỏ các thiết bị tiêm không an toàn; 

Đào tạo liên tục về sử dụng thiết bị tiêm an toàn.

 

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT THỰC HÀNH

Đây là các biện pháp kiểm soát để thay đổi hành vi của nhân viên y tế  nhằm giảm lạm dụng tiêm và giảm phơi nhiễm với các mối nguy hại nghề nghiệp  bao gồm:4,25

Đưa nội dung Tiêm an toàn vào quy định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý nhằm giảm việc kê đơn thuốc tiêm nếu có thuốc uống;

Không đậy nắp kim tiêm sau khi tiêm; 

Đặt các thùng đựng vật sắc nhọn trong tầm mắt và tầm tay;

Niêm phong và đổ bỏ thùng đựng vật sắc nhọn khi đã đầy ở mức 3/4;

Thiết lập phương tiện thu gom và tiêu hủy an toàn thiết bị sắc nhọn trước khi bắt đầu một quy trình kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Các phương tiện này tạo ra rào chắn và bộ lọc ngăn cách gi a nhân viên và mối nguy hại. Trang phục phòng hộ cá nhân sẽ ngăn ngừa phơi nhiễm với máu bắn vào nhưng sẽ không ngăn ngừa được tổn thương do kim tiêm.25, 27 Ví dụ: kính mắt găng tay khẩu trang và áo choàng. Do vậy cần sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích đúng thời điểm để vừa bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế trong y tế.

 

KIỂM SOÁT PHƠI NHIỄM VỚI MÁU 

Phơi nhiễm có thể xảy ra qua tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn hoặc dịch cơ thể máu bắn tóe vào vết thương người lành. Công tác quản lý phơi nhiễm bao gồm sơ cứu đánh giá rủi ro thông báo và báo cáo về HBV HCV và HIV các phương pháp điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm. Biện pháp dự phòng được thực hiện càng sớm càng tốt; việc này đòi hỏi người phơi nhiễm phải được một nhân viên y tế được đào tạo và phân công đánh giá tình trạng sức khỏe chăm sóc và ph ng ngừa mang tính đặc thù với tác nhân gây bệnh cụ thể.38

Nguy cơ lây truyền bệnh từ một người bệnh bị nhiễm khuẩn sang nhân viên y tế sau tổn thương do kim tiêm được ước tính như sau:8

Viêm gan B từ 3%–10% (lên tới 30%);

Viêm gan C từ 0,8%–3%;

HIV khoảng 0 3% (rủi ro phơi nhiễm qua niêm mạc là 0,1%).

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ truyền nhiễm HIV bao gồm các trường hợp vết thương sâu dụng cụ nhìn thấy có dính máu kim tiêm rỗng chứa máu  sử dụng dụng cụ để trích động mạch hoặc tĩnh mạch  nồng độ vi rút cao của người bệnh.8, 26

Khung dưới đây tóm lược các bước cần thực hiện trong trường hợp xảy ra phơi nhiễm nghề nghiệp với máu. Trong tất cả các trường hợp người đã bị phơi nhiễm với chất có nguy cơ nhiễm khuẩn cần được tư vấn; nội dung tư vấn bao gồm cả quyết định có sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân hay không.

Tóm tắt các bước xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp với máu             

Thực hiện sơ cứu khi thích hợp 

Thông báo cho nhân viên giám sát. Nhân viên bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người có trách nhiệm và xin ý kiến về việc có cần sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân để tránh HIV và HBV.

Thực hiện ngay các đánh giá sức khỏe bao gồm đánh giá rủi ro và chăm sóc tiếp tục (ví dụ tư vấn và trang phục phòng hộ cá nhân) khi thích hợp.

Điền thông tin vào phiếu báo cáo phơi nhiễm để lưu hồ sơ về tình huống phơi nhiễm và báo cáo phơi nhiễm trong hệ thống giám sát tổn thương do kim tiêm.  

 

SƠ CỨU

Sơ cứu được thực hiện trên cơ sở loại phơi nhiễm (ví dụ  giọt bắn  kim tiêm hay các tổn thương khác) và phương tiện phơi nhiễm (như da nguyên vẹn  da bị tổn thương)39,40. Bảng tóm tắt các bước sơ cứu dưới đây cho thấy các biện pháp sơ cứu áp dụng trong các tình huống khác nhau.

CÁC BƯỚC SƠ CỨU ĐỐI VỚI VÙNG PHƠI NHIỄM

 

 

BÁO CÁO PHƠI NHIỄM

Nhân viên y tế bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm để xử trí và thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo quy định.

 

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ 

Trong công tác kiểm soát phơi nhiễm bước đầu tiên là thực hiện đánh giá nguy cơ ngay40, bao gồm:

*.Xác định nguy cơ liên quan đến tình huống phơi nhiễm bằng cách xem xét các yếu tố sau:

Loại dịch cơ thể (như máu dịch nhìn thấy có chứa máu dịch hoặc mô có nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút);

Loại phơi nhiễm (như tổn thương dưới da phơi nhiễm đối với niêm mạc hoặc da bị tổn thương và vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu);

Đánh giá nguy cơ liên quan đến nguồn phơi nhiễm bằng cách đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn với các tất cả các tác nhân đường máu bằng cách sử dụng thông tin sẵn có (như qua phỏng vấn hồ sơ bệnh án);

Thực hiện các xét nghiệm trên đối tượng nguồn với sự đồng thuận trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin (KHÔNG xét nghiệm nhiễm vi rút đối với bơm kim tiêm đã thải bỏ);

*.Kết hợp các kết quả để đánh giá nguy cơ đối với đối tượng bị phơi nhiễm.

Bảo đảm rằng chỉ có nhân viên được đào tạo mới được thực hiện đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm.

Trong trường hợp các lý do về hậu cần (như phương tiện thiết bị xét nghiệm không có sẵn) dẫn đến việc khó có thể đánh giá được trạng thái miễn dịch của đối tượng bị phơi nhiễm  thì có thể lấy và lưu tr  mẫu máu  để thu thập thông tin ban đầu. Tuy nhiên chỉ thực hiện việc này nếu đối tượng bị phơi nhiễm đồng thuận sau khi đã được tư vấn.

Áp dụng điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top