✴️ Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm (Máu, đờm, phân, nước tiểu) (P2)

LẤY NƯỚC TIỂU LÀM XÉT NGHIỆM

Nước tiểu là chất bài tiết rất quan trọng, chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể qua đường tiết niệu, mức độ bài tiết phụ thuộc vào:

Thể tích và áp lực máu qua thận

Khả năng bài tiết qua thận

Sự cung cấp nước cho cơ thể

Sự thay đổi về số lượng, tính chất và thành phần hóa học của nước tiểu cho thấy bất thường của cơ thể. Do vậy, xét nghiệm nước tiểu có vai trò rất quan trọng hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh về gan, thận, có thai, nhiễm trùng …

Các loại xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm vật lý

Số lượng nước tiểu: bình thường ở người lớn 1,2 - 1,4 lít/24 giờ.

Thay đổi sinh lý: nước tiểu nhiều khi trời lạnh, uống nhiều nước. Nước tiểu ít khi uống ít nước, làm việc nhiều, thời tiết nóng nực…

Thay đổi bệnh lý: nước tiểu nhiều gặp trong đái tháo đường, đái tháo nhạt. Nước tiểu ít hoặc vô niệu gặp trong các bệnh suy thận, suy tim…

Màu của nước tiểu:

Bình thường nước tiểu màu vàng nhạt.

Màu đỏ: tiểu máu

Màu vàng sậm: nhiễm trùng…

Tuy nhiên, cần cẩn thận hỏi kỹ tiền sử dụng thuốc, đồ ăn, uống của người bệnh vì có một số loại làm thay đổi màu sắc của nước tiểu như:

Nước tiểu màu đỏ khi dùng thuốc điều trị lao rifampycin, một số loại nước ngọt có phẩm màu đỏ.

Màu xanh dương khi dùng thuốc mistasolblue

Màu vàng khi uống vitamin B2 …

Mùi của nước tiểu:

Nước tiểu mới bài tiết thường không có mùi, để lâu ở ngoài không khí sẽ có mùi khai do ure chuyển hóa thành NH3.

Nước tiểu bất thường: mùi tanh hôi gặp trong các bệnh nhiễm trùng, mùi aceton trong bệnh đái tháo đường…

Tiểu đau, rát: bình thường khi tiểu không có cảm giác đau, không buốt, tiểu thành dòng. Trong bệnh nhiễm trùng tiểu, người bệnh có triệu chứng tiểu đau, rát, tiểu dắt, són tiểu, nước tiểu đục đôi khi lẫn máu.

Xét nghiệm hóa sinh

Bảng 1. Trị số hoá sinh nước tiểu ở người bình thường

Xét nghiệm tế bào

Tìm hồng cầu trong nước tiểu

Tìm trụ niệu, trụ hình

Các chất vô cơ: acid uric, calci, urate, phosphat...

Xét nghiệm vi sinh vật

Xét nghiệm nước tiểu thông thường nhất là cấy và làm kháng sinh đồ. Đọc kết quả trong vòng 24 - 48 giờ là tốt nhất và không được quá 72 giờ. Nếu có vi khuẩn trong nước tiểu, xét nghiệm kháng sinh đồ cho biết kháng sinh nào kháng với vi khuẩn đó.

Khi người bệnh tiểu tự chủ, lấy nước tiểu giữa dòng để cấy và làm kháng sinh đồ.

Người bệnh tiểu qua ống thông tiểu: Dùng kỹ thuật vô trùng tuyệt đối và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống thông tiểu. Không lấy nước tiểu trong túi chứa nước tiểu để cấy trừ khi lấy nước tiểu trong lần đặt ống thông tiểu đầu tiên. Vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong túi chứa nước tiểu và dẫn đến sai lệch kết quả.

Cách lấy nước tiểu

Lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần đầu để làm các xét nghiệm định tính, trong đó có xét nghiệm 10 thông số, 2 thông số và 3 thông số nước tiểu. Khi nghi ngờ có glucose niệu thì nên lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.

Nước tiểu 24 giờ (hoặc 12 giờ) để làm xét nghiệm định lượng một số chất, thường phải thu góp vào dụng cụ đã được vô khuẩn và dùng chất bảo quản như dung dịch thymol 10% (5ml) và kết hợp bảo quản trong lạnh.

Lấy nước tiểu từ ống thông tiểu

Quy trình kỹ thuật lấy nước tiểu làm xét nghiệm

Nhận định

Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và gia đình người bệnh về mục đích xét nghiệm và phương pháp lấy bệnh phẩm

Đánh giá dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn đường niệu: đột ngột, cấp tính, tiểu khó, tiểu máu, đau hông, sốt, tiểu đục, nước tiểu hôi, tiểu nóng rát, tiểu lắt nhắt, không thành dòng, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.

Tình trạng vệ sinh tầng sinh môn

Kiểm tra lại yêu cầu của phòng xét nghiệm về phương pháp lấy mẫu nước tiểu.

Nhận định khả năng vận động, khả năng tự làm vệ sinh tầng sinh môn và khả năng tự sử dụng nhà vệ sinh.

Dụng cụ

Phiếu xét nghiệm được ghi tên người bệnh và các yêu cầu xét nghiệm đã được kiểm tra chính xác.

Ống xét nghiệm đã được ghi ngày, thời gian, tên mẫu xét nghiệm, tên người bệnh.

Găng tay sạch

Giá để ống nghiệm

Bông vô khuẩn

Dung dịch sát khuẩn

Nước muối sinh lý

Xà bông, khăn sạch

Giường (nếu người bệnh không di chuyển được)

Cồn, chlorhexidine, tăm bông vô khuẩn

Bơm tiêm 5 ml, 20ml vô trùng

Các bước thực hiện

Bảng kiểm kỹ thuật lấy nước tiểu làm xét nghiệm

 

LẤY PHÂN LÀM XÉT NGHIỆM

Mục đích

Thử nghiệm hóa sinh: tìm máu, sắc tố mật, mỡ trong phân.

Tìm vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột.

Áp dụng

Trong những bệnh về tiêu hóa và những cơ quan liên quan như gan, tụy...

Nhận định sơ bộ sự biến đổi màu sắc của phân

Bình thường vàng nhạt hoặc vàng nâu

Phân màu đen

Có máu trong phân trong thời gian dài nằm trong đường ruột và bị tác động bởi enzyme tiêu hóa. Thay đổi màu có thể nhìn thấy sau khi tiêu hóa các thức ăn chứa một tỷ lệ máu của động vật như tiết canh.

Một số thuốc uống vào như bismuth subsalicylate

Chế độ bổ sung chất sắt, rễ hay dây cam thảo.

Phân xanh:

Phân qua đại tràng quá nhanh.

Ở trẻ em khi mắc một số bệnh, phân có thể đổi màu sắc xanh da trời hoặc xanh lá cây.

Ăn uống các thức ăn màu xanh hoặc rau xanh có thể đưa đến phân xanh. Khi tiêu hóa các thức ăn đặc trong thời gian đầu, trẻ nhỏ cũng có thể đi phân xanh và tồn tại không lâu sẽ hết.

Phân màu trắng: do tắc mật (tắc đường mật bẩm sinh, u đường mật…)

Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm phân

Xét nghiệm máu trong phân thường được gửi đến các labo để xét nghiệm tìm máu và kết quả có trong vài giờ.

Đối với xét nghiệm amip và trùng roi cần giữ nhiệt độ 370C.

Đối với xét nghiệm trứng và bào nang ký sinh trùng, nếu ở xa, cần bảo quản bệnh phẩm bằng cách cho vào lọ phân 1 lượng formol 5%

Trường hợp tìm máu trong phân, người bệnh phải kiêng ăn thịt nạc hoặc không uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ.

Lưu ý không lấy lẫn máu từ bộ phận sinh dục, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Không lấy phân lẫn với nước tiểu.

Quy trình kỹ thuật lấy phân làm xét nghiệm

Nhận định

Nhận định người bệnh về:

Sự hiểu biết của người bệnh và gia đình về sự cần thiết phải xét nghiệm phân

Khả năng hợp tác để lấy bệnh phẩm

Các bệnh lý: trĩ, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, 

Chu kỳ kinh

Các thuốc người bệnh đang sử dụng

Xem xét các chỉ định xét nghiệm phân của bác sĩ

Dụng cụ

Bô dẹt

Lọ đựng bệnh phẩm

Que lấy phân

Găng tay sạch

Xà phòng, nước

Giấy vệ sinh

Các bước thực hiện

Bảng kiểm quy trình kỹ thuật lấy phân làm xét nghiệm

 

LẤY ĐỜM LÀM XÉT NGHIỆM

Đờm được bài tiết bởi các tế bào lót đường hô hấp với số lượng tối thiểu hàng ngày. Một số bệnh lý hô hấp có thể gây tăng số lượng hoặc thay đổi tính chất của đờm. Xét nghiệm đờm hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh, từ viêm phế quản đến ung thư phổi.

Hút đờm thường dùng để thu thập đờm khi người bệnh không thể khạc được. Đôi khi, hút đờm với áp lực mạnh có thể gây kích thích gây ho, gây nôn mửa, co thắt các cơ họng, thanh quản hoặc phế quản. Ngoài ra, hút đờm có thể gây thiếu oxy và tăng áp lực nội sọ.

Các loại xét nghiệm bệnh phẩm đờm

Xét nghiệm tế bào có thể phát hiện tế bào lạc chỗ hoặc tế bào ung thư

Xét nghiệm vi khuẩn: soi trực tiếp tìm vi khuẩn hoặc nuôi cấy, làm kháng sinh đồ.

Sự thay đổi tính chất đờm

Màu sắc

Màu vàng, xanh: nhiễm trùng 

Màu nâu đỏ (rỉ sét): viêm phổi

Mùi:

Tanh hôi: ung thư phổi.

Trứng thối: nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm khí

Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm đờm

Nên lấy đờm vào buổi sáng sớm khi người bệnh đã đánh răng, súc miệng.

Nên chờ 1 đến 2 giờ sau khi ăn mới lấy mẫu đờm

Nếu lấy mẫu xét nghiệm lao (AFB) phải lấy trong 3 ngày liên tiếp, nếu cấy đờm có thể đến 8 tuần mới có kết quả.

Quy trình kỹ thuật lấy đờm làm xét nghiệm

Nhận định

Kiểm tra lại chỉ định xét nghiệm đờm của bác sĩ: số lượng đờm, số lượng xét nghiệm, thời gian và phương pháp lấy bệnh phẩm.

Nhận định sự hiểu biết của người bệnh về mục đích và quy trình lấy đờm

Nhận định thời gian bữa ăn gần nhất của người bệnh hoặc tình trạng ăn qua ống thông mũi dạ dày. Thực hiện kỹ thuật sau 1 - 2 giờ nếu người bệnh mới ăn.

Đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh, tần số thở, kiểu thở, tính chất, thở nông sâu, màu sắc da niêm.

Xác định biện pháp cần thiết để hỗ trợ người bệnh lấy được bệnh phẩm đờm.

Dụng cụ

Lọ đựng đờm vô trùng

Bộ dụng cụ hút đờm vô trùng và máy hút đờm (cấy đờm)

Ống đựng tăm bông vô trùng để phết họng (người bệnh không tự khạc được)

Cốc lấy đờm có nắp

Găng sạch và găng vô khuẩn

Hệ thống oxy (nếu cần)

Các bước thực hiện

Bảng kiểm quy trình kỹ thuật lấy đờm làm xét nghiệm

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top