CÁC ỐNG DẪN LƯU Ổ BỤNG
Ống Kehr (ống chữ T): mục đích dẫn lưu ở ống mật chủ
Mục đích: giải áp, tưới rửa, theo dõi, điều trị tại chỗ.
Chăm sóc:
Thay băng chân dẫn lưu
Theo dõi số lượng, tính chất dịch
Theo dõi nước xuất nhập, Ion đồ và thực hiện bù nước và điện giải.
Câu nối an toàn tránh tắc ống
Rút khi:
Tổng trạng người bệnh ổn định, không sốt, ăn uống tốt.
Thời gian 8 -10 ngày sau mổ, dịch ra trong, màu vàng óng ánh.
Siêu âm hết sỏi.
X quang có thuốc cản quang: các nhánh đường mật thông, thuốc xuống tá tràng dễ dàng.
Tránh xoay ống khi rút
Cần cho người bệnh nằm tư thế Fowler sau rút, đi lại và băng dầy vì dịch ra nhiều qua lỗ vết thương vừa rút.
Dẫn lưu ổ tụy: đặt trong trường hợp mổ viêm tụy, K tụy, chấn thương tụy, áp-xe tụy, phẫu thuật Whipple.
Chăm sóc: thường là Sumpdrain để bơm rửa sau mổ. Ngăn ngừa rôm lở da tích cực. Theo dõi nhiệt độ mỗi 4 giờ, theo dõi nước xuất nhập và bù dịch – điện giải vì dịch qua dẫn lưu tụy rất nhiều trong ngày. Điều dưỡng thực hiện việc bơm rửa hay nhỏ giọt qua dẫn lưu trong trường hợp viêm tụy hoại tử. Rút dẫn lưu tùy vào tình trạng người bệnh.
Dẫn lưu Douglas
Mục đích phòng ngừa: rút sớm khi dịch < 20ml ngày, rút 1 lần, xoay ống khi rút nếu dẫn lưu ổ bụng trừ dẫn lưu Kerh.
Mục đích điều trị: thay băng mỗi ngày. Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch. Rút từ từ cho đến khi ống sút ra, xoay ống khi rút.
Dẫn lưu dưới gan
Mục đích:phòng ngừa.
Lưu ý khi đặt trong trường hợp cắt dạ dày, thường sẽ để lâu hơn khoảng 5-6 ngày sau mổ. Mục đích dẫn lưu phòng ngừa thì vẫn theo dõi bất thường của dịch dẫn lưu.
Dẫn lưu rãnh đại tràng: là dẫn lưu phòng ngừa
Dẫn lưu hố lách:theo dõi chảy máu sau mổ. Điều dưỡng cần theo dõi sát vì thường người bệnh có bệnh lý chảy máu, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn đông máu.
DẪN LƯU TRONG NIỆU KHOA
Dẫn lưu bể thận
Mục đích: dẫn lưu nước tiểu, mủ, sỏi, máu.
Chăm sóc: dẫn lưu này chỉ có nước tiểu mà không có máu nên việc theo dõi và đánh giá số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu ra rất quan trọng trong việc điều trị. Không xoay ống khi chăm sóc cũng như khi rút. Điều dưỡng phòng ngừa rôm lở da tích cực.
Rút khi: thời gian 10-12 ngày, nước tiểu trong, tổng trạng tốt.
Siêu âm hết sỏi, X quang không sỏi.
Dẫn lưu bàng quang ra da
Mục đích: bơm rửa, điều trị tạm thời, cầm máu, dẫn lưu nước tiểu. Người ta thường dùng sonde Pezzer hay Malecot.
Chăm sóc: không xoay ống, ngừa rôm lở da tích cực, theo dõi sát nước tiểu về số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu. Rút sau mổ 10-12 ngày hay tùy theo mục đích điều trị.
Dẫn lưu niệu quản ra da
Mục đích: dẫn lưu niệu quản ra da hay dẫn lưu trong niệu quản.
Chăm sóc: dẫn lưu liên tục, không xoay ống khi chăm sóc, ngừa rôm lở da, theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng của nước tiểu qua dẫn lưu.
Báo cáo rõ số lượng của nước tiểu qua dẫn lưu niệu quản và qua niệu đạo, thực hiện vô trùng tuyệt đối khi thay băng và chăm sóc, theo dõi nhiệt độ.
Rút dẫn lưu: tùy theo mục đích điều trị, không xoay ống khi rút, theo dõi nước tiểu.
DẪN LƯU XƯƠNG
Là dẫn lưu kín hoàn toàn, hút theo áp suất chân không trong chai, rút khi chai hứng dịch không còn khả năng dẫn lưu, rút 1 lần và không thay băng mỗi ngày
Theo dõi màu sắc, số lượng, mùi, tính chất dịch và nhiệt độ người bệnh.
DẪN LƯU LỒNG NGỰC
Mục đích: dẫn lưu khí, máu, dịch từ trong khoang màng phổi ra ngoài, tái lập áp suất âm trong khoang màng phổi để giúp phổi nở ra
Chăm sóc: hệ thống dẫn lưu luôn luôn kín và 1 chiều, chai hứng luôn phải thấp hơn lồng ngực. Phải quan sát mực nước lên xuống theo nhịp thở của người bệnh để đánh giá thông hay không. Hướng dẫn người bệnh cách thở. Nghe phổi mỗi 2-4 giờ/lần. Dẫn lưu phải kín hoàn toàn để không khí không vào khoang màng phổi.
Cách xử trí khi:
Sút ống: dùng gạc vaseline băng kín vết thương không cho không khí lọt vào.
Bể bình: luôn luôn có 2 kềm đặt cạnh giường người bệnh để kẹp ống lại kịp thời khi bể bình.
Rút khi: X quang phổi giãn nở tốt, 24 giờ sau mổ, âm thổi rõ, rút 1 lần, rút ở thì hít vào và khi rút xong nên kẹp vết thương lại bằng Agraff hay khâu lại giúp vết thương kín
DẪN LƯU SỌ NÃO
Dẫn lưu Shunt: theo dõi tình trạng nghẹt ống, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ sau mổ. Chăm sóc vết thương ở vùng bụng.
Dẫn lưu dưới da đầu sau mổ: rút khi hết dịch, thường sau 24 giờ, thay băng khi thấm dịch.
Dẫn lưu não thất:tuân thủ nguyên tắc vô trùng. Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch. Theo dõi nhiệt độ, dấu tăng áp lực nội sọ
Xem thêm: Chăm sóc ống dẫn lưu và người bệnh có ống dẫn lưu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh