Khi người bệnh được dùng thuốc bằng đường truyền tĩnh mạch sẽ có một nguy cơ nhỏ dung dịch thuốc rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch và vào mô xung quanh. Nếu một loại thuốc có khả năng làm mô bị tổn thương phồng rộp hoặc viêm loét da thì biến chứng này được gọi là thoát mạch.
Thoát mạch có thể xảy ra nếu truyền thuốc quá nhanh, thuốc có tính axit hoặc bazơ rất cao, hoặc đường truyền tĩnh mạch (IV) bị tăc nghẽn.
Các triệu chứng của thoát mạch bao gồm cảm giác đau nhói hoặc bỏng rát, sưng tấy và đổi màu da.
Thoát mạch nghiêm trọng như thế nào?
Mức độ nghiêm trọng của thoát mạch phụ thuộc vào lượng thuốc đi vào mô xung quanh và mức độ phản ứng của mô với thuốc. Các trường hợp thoát mạch rất nặng có thể dẫn đến mất chức năng hoặc mô của chi. Các bác sĩ phân mức nghiêm trọng của thoát mạch thành bốn cấp độ.
Độ 1
Độ 1 là trường hợp thoát mạch nhẹ và các triệu chứng bao gồm:
Độ 2
Độ 2 nghiêm trọng hơn độ 1, với các triệu chứng:
Độ 3
Nếu một người có dấu hiệu thoát mạch ở độ 3 thì nên gọi cho nhân viên y tế ngay lập tức.
Các triệu chứng bao gồm:
Người có da đậm màu có thể khó phát hiện hơn, vì vậy bác sĩ có thể kiểm tra mắt, lòng bàn tay và móng tay để tìm các dấu hiệu đổi màu.
Độ 4
Người bệnh nên báo cho nhân viên y tế ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng sau:
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có dấu hiệu hoại tử và mất mô.
Thoát mạch so với thâm nhiễm
Sự khác biệt giữa thoát mạch và thâm nhiễm là ở loại thuốc rò rỉ vào mô lân cận. Thuốc gây phồng rộp là loại có thể gây hoại tử mô, trong khi các loại thuốc không thuộc nhóm này thì không có tác dụng đó.
Thoát mạch
Thoát mạch xảy ra khi thuốc gây phồng rộp rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch và vào mô xung quanh. Khi điều này xảy ra, người bệnh có thể bị tổn thương mô nghiêm trọng như loét và hoại tử mô nếu không được điều trị kịp thời.
Thâm nhiễm
Biến chứng này xảy ra khi một loại thuốc không thuộc nhóm thuốc gây phồng rộp thấm ra ngoài tĩnh mạch vào mô lân cận. Thâm nhiễm có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu ở khu vực bị ảnh hưởng, nhưng tổn thương xảy ra thường ít nghiêm trọng hơn so với thoát mạch. Người bệnh sẽ không bị loét, phồng rộp và hoại tử mô.
Nguyên nhân nào gây ra thoát mạch?
Thoát mạch xảy ra ở 0,1–6,0% người trưởng thành. Tuy nhiên, những cải tiến trong kỹ thuật truyền dịch và nhận thức cao hơn của các nhân viên y tế về các dấu hiệu ban đầu của thoát mạch đang khiến tỷ lệ này giảm xuống.
Thoát mạch có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Dấu hiệu và triệu chứng
Điều quan trọng là người bệnh hoặc nhân viên y tế nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của thoát mạch để ngăn ngừa tổn thương mô và chi vĩnh viễn.
Một số dấu hiệu và triệu chứng chung của thoát mạch bao gồm:
Da bắt đầu đổi màu đáng kể và trở nên lạnh khi chạm vào cho thấy mô đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Chẩn đoán
Bác sĩ chẩn đoán thoát mạch bằng cách khám và kiểm tra vùng da xung quanh đường truyền. Nếu nghi ngờ thoát mạch, bệnh nhân được ngừng truyền thuốc và kê cao chi càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng phát triển và ngăn chặn sự thoát mạch tăng lên cấp độ cao hơn.
Nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi da trong 24 giờ sau khi ngừng truyền dịch để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Chẩn đoán mức độ thoát mạch sẽ xác định phương pháp điều trị mà người đó nhận được. Độ 3 và độ 4 sẽ cần các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn độ 1 và độ 2.
Điều trị
Ngay khi nghi ngờ thoát mạch, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ xử lý bằng cách:
Nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi người bệnh và có thể chụp ảnh để ghi lại quá trình chữa bệnh. Tùy thuộc vào loại thuốc đã rò rỉ vào mô, các bác sĩ có thể làm ấm hoặc làm mát khu vực bị ảnh hưởng để ngăn chặn thuốc lây lan.
Phòng ngừa
Các nhân viên y tế nên thực hiện các kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa dựa trên bằng chứng khi đưa đường truyền vào để giảm thiểu nguy cơ thoát mạch.
Các chiến lược phòng ngừa khác bao gồm:
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ
Bệnh nhân nên nhận trợ giúp y tế nếu thấy bị đau và sưng ở nơi đường truyền tiêm vào da, không nên đợi cho đến khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn vì điều trị thoát mạch càng sớm thì kết quả càng tốt.
Nếu không điều trị thoát mạch kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử mô và mất chức năng chi.
Tóm tắt
Thoát mạch xảy ra khi thuốc tiêm tĩnh mạch thấm ra khỏi tĩnh mạch, vào da và cơ xung quanh, có thể phá hủy mô.
Độ 1 là dạng thoát mạch ít nghiêm trọng nhất, nếu một người được điều trị ở giai đoạn này, nguy cơ tổn thương mô vĩnh viễn là rất nhỏ.
Độ 4 là dạng nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể mất chức năng cả chi hoặc phần chi bị ảnh hưởng nếu thuốc lan từ nơi tiêm sang các vùng khác.
Ngay khi cảm thấy đau hoặc sưng tại chỗ tiêm truyền, người bệnh nên thông báo cho nhân viên y tế để được điều trị càng sớm thì cơ hội hồi phục hoàn toàn mà không bị tổn thương mô lâu dài càng cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh