Đường ruột được xem như là bộ não thứ hai của cơ thể, vì đường ruột có một hệ thống thần kinh phức tạp tương tác với não bộ. Chính vì vậy mà những căng thẳng, mệt mỏi có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Khi não bộ bị căng thẳng sẽ giải phóng ra rất nhiều hormone, làm hệ tiêu hóa có những triệu chứng: chán ăn, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hậu quả là tiêu diệt số lượng lợi khuẩn gây ra các bệnh như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày, dễ nhiễm trùng,…
Chính vì thế, để phòng ngừa bệnh tiêu hóa, bạn cần nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, tập luyện thể thao thường xuyên cho tinh thần sảng khoái.
Enzym là chất xúc tác phá vỡ các liên kết của thực phẩm (phân nhỏ thức ăn) giúp chuyển các thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được. Thiếu hụt enzym tiêu hóa sẽ làm khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm và gây ra nhiều hệ lụy: táo bón, đầy hơi, ợ nóng, chuột rút.
Cơ thể cũng có thể tiếp nhận enzyme từ thức ăn, nhất là các loại thức ăn thô có khả năng trực tiếp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Để cơ thể duy trì mức độ enzyme khỏe mạnh, chúng ta cần ăn nhiều thức ăn thô để bổ sung enzyme tự nhiên nhiều hơn.
Magie có tác dụng kích hoạt các enzymes để cơ thể tiêu hóa và phân hủy thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn để tạo ra năng lượng, đồng thời nó sản xuất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình tiêu hóa, vì vậy thiếu magie sẽ không tiêu hóa thức ăn và cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng.
Để đảm bảo lượng magie chúng ta nên thường xuyên ăn các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, đậu lăng, chuối, bơ và trái cây sấy khô.
Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh phải cân bằng ở mức: 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, sản xuất các vitamin, các enzym tiêu hóa và các chất hóa học cần thiết cho cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất cân bằng vi sinh đường ruột: stress, ốm, sử dụng kháng sinh, ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống không lành mạnh,… Bổ sung probiotics (lợi khuẩn) thường xuyên từ các thực phẩm như: sữa chua, dưa muối, men vi sinh,… là rất cần thiết để đường ruột khỏe mạnh và tránh các bệnh đường ruột.
Trong một số loại thực phẩm đặc biệt là hải sản có chứa 1 phần kim loại nặng như: thủy ngân, nhôm, arsenic, cadmium, chì và niken… gây tác hại đến đường ruột của chúng ta và là nguyên nhân gây ra một loạt các bệnh.
Để chống ngộ độc kim loại, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ pectin (như táo), nhất là các loại thực phẩm giàu chất diệp lục có trong màu xanh lá cây, trái cây. Nó không chỉ là một sắc tố mà nó kết nối với các độc tố và các gốc tự do, biến chúng thành vật liệu trung lập.
Trên đây là những thủ phạm gây bệnh tiêu hóa nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường đường tiêu hóa cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh