Theo một số nghiên cứu, anthocyanins được tìm thấy rất nhiều trong quả lựu là một loại flavonoid quan trọng mang lại màu sắc cho trái cây. Các chất dinh dưỡng khác có trong loại quả này bao gồm tannin, acid hữu cơ, flavonols và acid phenolic.
Ngoài ra, lựu có chứa các flavonols như catechin, gallocatechin và epicatechin; acid phenolic như acid gallic, acid caffeic và acid ellagic; tannin như gallotannin và ellagitannin. Hạt của quả cũng rất giàu chất xơ, vitamin (như C, B6, E và K), khoáng chất (như kẽm, sắt, photpho, calci, magie và kali), acid linolenic, acid oleic, acid punicic và acid stearic. Quả lựu là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, mẹ nên đưa vào chế độ ăn của con.
Tốt cho tiêu hóa
Bé thường gặp các vấn đề về tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Lựu có các chất kháng như ellagitannin, khi nạp vào cơ thể, chất này sẽ được chuyển hóa thành prebiotic trong ruột. Prebiotic có thể giúp điều trị nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ như táo bón, đầy hơi và tiêu chảy.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Lựu có đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch do có vitamin C, anthocyanins và acid phenolic. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm ở trẻ sơ sinh như cảm lạnh và ho. Ngoài ra, lựu cũng chứa nhiều calci, vitamin A, vitamin E và acid folic cũng có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé.
Loại bỏ giun trong đường ruột
Trẻ em thường bị nhiễm trùng do giun đường ruột. Theo một số nghiên cứu, lựu có thể giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của một loạt ký sinh trùng được tìm thấy trong cơ thể con người. Cho trẻ uống nước lựu giúp tiêu diệt giun đường ruột hiệu quả và chữa bệnh nhiễm trùng.
Tốt cho việc mọc răng
Việc mọc răng có thể gây đau đớn, khó chịu cho trẻ nhỏ. Tác dụng chống viêm của nước ép lựu có thể giúp giảm đau khi mọc răng. Đồng thời, đặc tính kháng khuẩn của quả lựu có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn streptococcus mutans và giữ cho răng miệng khỏe mạnh.
Kiểm soát cơn sốt
Nhiều loại bệnh do vi khuẩn và virus như cúm, thủy đậu có thể gây sốt cho trẻ. Các chất kháng khuẩn có trong quả lựu có thể giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ do các mầm bệnh này gây ra.
Các chuyên gia khuyên rằng, thời điểm tốt nhất có thể cho trẻ ăn lựu là sau 6 tháng đầu đời. Lựu có rất nhiều hạt nên bé sẽ gặp khó khăn để ăn lựu. Ngoài ra, hạt lựu có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ nhỏ. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ uống nước nước ép lựu tươi. Trẻ trên 1 tuổi có thể được cho ăn hạt lựu nhưng cần chú ý đảm bảo trẻ có thể nhai đúng cách, phòng tránh mguy cơ hóc, sặc.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý khi cha mẹ cho trẻ ăn lựu. Tránh cho trẻ uống nước ép lựu vào ban đêm và cho trẻ ăn, uống nước ép lựu đủ lượng. Không cho lựu vào thức ăn mịn như sữa chua vì trẻ có thể không cảm thấy cần phải nhai kỹ trước khi nuốt. Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng nào ở bé, chẳng hạn như ngứa, tiêu chảy sưng mặt hoặc lưỡi, hãy ngừng cho bé ăn hoặc uống nước ép lựu ngay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh