1. Floctafenin là loại giảm đau đơn thuần, tức không có tác dụng hạ sốt và kháng viêm. Thường được dùng trong 1 số trường hợp như đau răng, đau đầu do viêm xoang….
2. Dị ứng với Paracetamol không có nghĩa là dị ứng với NSAID, dù Paracetamol là dẫn xuất Anilin, một số tài liệu xếp nó vào nhóm NSAID, mặc dù tác dụng kháng viêm của paracetamol là rất ít. Vậy nên, khi dị ứng với Paracetamol có thể giảm đau hạ sốt bằng Ibuprofen.
3. Các thuốc không chọn lọc trên COX không có nghĩa là không gây hại trên tim mạch. Đã có báo cáo về tác dụng phụ trên tim mạch của Diclofenac và Ibuprofen khi dùng liều cao. Vậy nên, khi sử dụng các loại này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều và những bệnh nhân có tiền sử tim mạch.
4. Nguyên tắc dùng giảm đau kháng viêm Non-steroid là dùng ở liều thấp có tác dụng, không nên dùng liều cao ngay từ đầu.
5. Aspirin hiện nay chủ yếu được dùng liều thấp (dạng viên 81mg) làm thuốc chống đông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong các bệnh tim mạch hơn là dùng với tác dụng giảm đau hạ sốt.
6. Diclofenac có 2 gốc muối là Natri và kali, gốc Kali là loại có sự hấp thu và cho tác dụng nhanh, nên thường được dùng để điều trị các triệu chứng như đau răng, đau bụng kinh, Chế phẩm thường dùng là Cataflam. Còn Voltaren là loại có gốc muối Natri, có dạng Voltaren SR, phóng thích kéo dài.
7. Ngoài tác dụng hạ sốt và kháng viêm, chống kết tập tiểu cầu, Aspirin còn có tác dụng khác là tiêu sừng, nên thường xuất hiện trong các dạng kem bôi chàm, vẩy nến, nấm da. Hoặc các chị em phụ nữ dùng Aspirin như là 1 loại dược chất trong kem trộn, để giúp cho da mỏng ( Acid Acetylsalicylic có tác dụng bào mòn ở nồng độ cao ). Một ứng dụng khác của Aspirin đó là dùng để cắm hoa, tính acid trong aspirin sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn.
8. Các loại chọn lọc trên COX 1 như Mefenamic, Ibuprofen, Diclofenac thường gây hại dạ dày nhiều hơn loại chọn lọc trên COX 2, cần thận trọng khi dùng những loại trên cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.
9. Meloxicam được xem là ít tác dụng phụ trên dạ dày và tim mạch hơn các loại chọn lọc trên COX 2 khác.
10. Corticoid có 3 tác dụng chính trong điều trị là Kháng viêm, kháng dị ứng, và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, liều ức chế miễn dịch thường cao hơn nhiều so với liều kháng viêm và kháng dị ứng.
11. Methylprednisolon là loại có vị khá là đắng, và rất khó uống, các chế phẩm trên thị trường hiện chưa che được vị này.
12. Prednisolon cũng có vị đắng, tuy nhiên 1 số chế phẩm đã che bớt vị đắng của loại này, ít ra nó không đắng như Methylprednisolon.
13. Corticoid nên dùng vào lúc 6-8h sáng, không nên dùng nhiều lần/ngày và kéo dài vì khả năng ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.
14. Corticoid có tác dụng gây thèm ăn, vì tác động trên hệ thần kinh, kích thích gây thèm ăn, và tác dụng trên hệ tiêu hoá gây tăng tiết dịch vị, làm bụng cồn cào và muốn ăn.
15. Nếu dùng corticoid với liều cao trong dài ngày, khi ngưng thuốc không giảm liều thì nguy cơ suy tuyến thượng thận cấp.
16. Không kết hợp Corticoid với NSAID, vì nếu nhìn vào sơ đồ viêm, thì corticoid đã ngăn chặn quá trình hình thành Acid arachidonic, chính vì thế sẽ không sinh ra Prostaglandin, NSAID không có vai trò gì khi dùng chung.
17. Diacerin là loại kháng viêm có tác động thông qua ức chế chất hóa học interleukin-1β, có tác dụng chống viêm, điều trị viêm xương, thoái hóa khớp.
18. Kháng viêm dạng viêm như Alpha chymotrypsil, Lysozym không có vai trò trên khớp, vậy nên 2 loại này thường dùng trong các trường hợp tụ máu bầm, chấn thương phần mềm.
19. Kháng viêm dạng men như Alpha chymotrypsil sinh khả dụng đường uống không tốt, nên thường đặt dưới lưỡi để hấp thu tốt hơn.
20. Bromelain là loại kháng viêm dạng men, tuy nhiên nó có tác dụng trội hơn trong bệnh lý về khớp, nên 1 số thực phẩm chức năng thường có chứa thành phần này
Xem thêm: NSAID và bệnh lý dạ dày
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh