✴️ Hệ nhóm máu abo, rh, các hệ khác và an toàn truyền máu (P2)

HỆ NHÓM MÁU ABO

Lịch sử phát hiện

Phát hiện ra hệ ABO là một Cống hiên lớn cho ngành Huyêt học và Truyền máu. Qua việc phân tích sự ngưng kết giữa hồng cầu của người này và huyết thanh người kia, năm 1900 Landsteiner nêu lên 3 nhóm hồng cầu, dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu.

  • Nhóm A: trên hồng cầu có kháng nguyên A, bị ngưng kết bởi kháng thể chống A.
  • Nhóm B: trên hồng cầu có kháng nguyên B, bị ngưng kết bởi kháng thể chống B.
  • Nhóm O: trên hồng cầu không có kháng nguyên A, không có kháng nguyên B, không bị ngưng kết bởi kháng thể chống A và chống B.

Năm 1902 Decastello và Sturli phát hiện nhóm máu thứ tư - nhóm AB có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu và bị ngưng kết với cả chống A và chống B.

Đặc điểm bốn nhóm máu chính hệ ABO

Hệ nhóm ABO có đặc điểm là trong huyết thanh của một người có các kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu của người đó; những kháng thể này tự nhiên đã có và có suốt đòi.

Người không có kháng nguyên A trên hồng cầu (nhóm B và nhóm O) sẽ có kháng thể chống A trong huyết thanh.

Người không có kháng nguyên B trên hồng cầu (nhóm A và nhóm 0) sẽ có kháng thể chống B trong huyết thanh.

Người có cả kháng nguyên A và B (nhóm máu AB) sẽ không có kháng thể trong huyết thanh.

Người không có kháng nguyên A, không có kháng nguyên B trên hồng cầu (nhóm O) thì trong huyết thanh có cả kháng thể chống A và chống B.

Có thể tóm tắt ở bảng sau (bảng 4.1).

Do đặc điểm này, người ta có thể sử dụng hai phương pháp để định nhóm máu hệ ABO.

Phương pháp xác định kháng nguyên bằng huyết thanh mẫu (phương pháp Beth-Vincent).

Phương pháp xác định kháng thể trong huyết thanh bằng cách dùng hồng cầu mẫu (phương pháp Simonin).

Các kháng nguyên hệ ABO

Như phần trên, hệ thống ABO có hai kháng nguyên và sự có mặt của chúng ở trên màng hồng cầu quyết định tên nhóm máu. Nhưng kháng nguyên A và B cũng có một số biến tướng.

Các biến tướng của kháng nguyên A

Nhóm A, và A2: Năm 1911, người ta xác định có hai kháng nguyên A là A1 và A2 ứng với hai alen khác nhau. Như vậy trong nhóm A thực ra có hai nhóm là A1 và A2 và nhóm AB cũng có hai loại là A1B và A2B.

Hồng cầu A, bị ngưng kết mạnh với kháng thể chống A trong huyết thanh người nhóm B hay O, ngoài ra cũng bị ngưng kết với chất chiết xuất từ đậu Dolichos biflorus.

Hồng cầu A2 phản ứng kém hơn với kháng thể chống A trong huyết thanh người nhóm B và nhóm O. Chúng không bị ngưng kết với chất chiết xuất từ đậu Dolichos biflorus nhưng lại bị ngưng kết do kháng thể chống H.

Người nhóm máu A2 và A2B có thể có kháng thể chống A1 tự nhiên song tỷ lệ thấp (= 1 % với A, và 25% với A2B) và hiệu giá thấp, nhưng khi nhặn máu A1 có thể tạo miễn dịch và gây tai biến nếu truyền tiếp máu A, lần sau.

Các kiểu hình A yếu

Bên cạnh A1 và A2 người ta thấy một số người có hồng cầu thể hiện kháng nguyên A “yếu” vì ngưng kết yếu với kháng thể chống A.

  • A3: Tần suất thấp (0,06% ở châu Âu). Hồng cầu ngưng kết một phần với kháng thể chống A của người B và O. Trong huyết thanh ngoài kháng thể chống B còn có thể thấy kháng thể chống A1( trong chất tiết (nước bọt) cũng có kháng nguyên A.
  • Ax: Tần suất thấp. Hồng cầu phản ứng yếu hoặc không phản ứng với kháng thể chông A của người nhóm B, phản ứng rõ hơn với chống A của người O. Nghiệm pháp cố định và tách với chống A dương tính. Trong huyết thành thường gặp kháng thể chống A1.
  • Aend: Hồng cầu ngưng kết chậm với chống A và thành đám nhỏ, nhiều hồng cầu tự do. Sự phân bố vị trí kháng nguyên trên hồng cầu không đều, từ 0 - 200.000; trong dịch tiết không có chất A.
  • Am: Hồng cầu không bị ngưng kết bởi kháng thể chống A. Trong huyết thanh không có kháng thể chông A; số vị trí kháng nguyên A trên hồng cầu từ 200 - 1900. Phương pháp xác định duy nhất là sử dụng kỹ thuật cố định và tách với kháng thể chông A.

Các biến tướng yếu của kháng nguyên B

  • B3: Hồng cầu ngưng kết rất chậm với kháng thể chống B, trong 3 phút cho hình ảnh quần thể kép điển hình. Huyết thanh không có chống B. Trong nước bọt của người tiết có chất B.
  • Bm: Nghiệm pháp cố định và tách với chống B dương tính rõ. Không có chống B trong huyết thanh. Cố chất B và H trong dịch tiết.
  • Be1: Nghiệm pháp cố định và tách với chống B dương tính vừa. Trong huyết thanh có thể có chống B yếu. Trong dịch tiết chỉ có chất H.

Kháng nguyên H và hệ Hh, kiểu hình Bombay

Nhóm O được xác định là không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Nhưng trong thực tế có nhiều chất ở động vật và thực vật làm ngưng kết hồng cầu nhóm O, kháng nguyên gây ngưng kết là kháng nguyên H.

Năm 1952, tại Bombay, Bhende phát hiện người có nhóm máu lạ là: hồng cầu không bị ngưng kết với các kháng thể chống A, B, H, trong huyết thanh có kháng thể chống A, B, H, làm ngưng kết hồng cầu tất cả các nhóm kể cả nhóm O.

Đến nay, người ta biết rằng kháng nguyên H là tiền thân của kháng nguyên A và B. Kháng nguyên H không chỉ có mặt riêng ổ nhóm O mà cả ở nhóm A, B, AB nhưng số vị trí kháng nguyên không đều và phụ thuộc vào kiểu hình ABO, nên hệ ABO còn gọi hệ ABH.

Sự có mặt kháng nguyên H là do hệ thống gen Hh, đó là hệ thống độc lập vối ABO, người nhóm Bombay là có kiểu gen hh. Người nhóm O có gen H nên có kháng nguyên H, nhưng không có gen A, gen B nên không chuyển chất H thành kháng nguyên A, kháng nguyên B được.

Sự phát triển và biến đổi kháng nguyên A,B,H trong cuộc sống

Phát triển và phân bố

Kháng nguyên A, B, H có mặt ở phôi thai 37 ngày và thể hiện đầy đủ ở 3 tuổi.

Những kháng nguyên này gặp trong nhiều tổ chức của cơ thể và tự nhiên. Trừ các tế bào thần kinh, xương, võng mạc còn các tế bào khác: tiểu cầu, bạch cầu, biểu bì... tuyến tiêu hoá đều mang kháng nguyên A, B, H ứng với hồng cầu.

Biến đổi trong cuộc sống:

Tính chất kháng nguyên là ổn định. Tuy nhiên người ta thấy kháng nguyên A yếu đi ở những người già. Trong một số trường hợp bệnh lý như một số lơ xê mi cấp, thiếu máu không phục hồi, u lympho thì có hiện tượng hồng cầu A mất tính ngưng kết với kháng thể chống A của người nhóm B và O, tuy nhiên nghiệm pháp cố định và tách vẫn dương tính.

Trường hợp bệnh lơ xê mi có biến động kháng nguyên thì khi lui bệnh sẽ kém phục hồi tính kháng nguyên, khi tái phát kháng nguyên lại biến động. Điều này chưa giải thích được vì: không phải tất cả lơ xê mi đều có biến động kháng nguyên A.B.H và các hệ thống khác không bị ảnh hưởng.

Những kháng nguyên B thu hoạch được: người ta thấy một số trường hợp có hiện tượng “nhiễm” kháng nguyên B, thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, trực tràng, cổ tử cung, tiền liệt tuyến, viêm đường ruột hoại tử, những bệnh có vi khuẩn đặc biệt là Escherichia Coli 0-86 phát triển.

Người ta cho rằng vi khuẩn sinh ra men khử N. acetyl tác động lên kháng nguyên A làm mất gốc N-acetyl và kháng nguyên A này trở nên nhạy cảm với kháng thể chống B.

Các vị trí kháng nguyên trên hồng cầu:

Người ta thấy tuỳ theo các nhóm máu, tuỳ tuổi mà số lượng các vị trí kháng nguyên trên hồng cầu có khác nhau. Theo nghiên cứu của Economidou năm 1967 thì:

Với kháng nguyên A:

  • Hồng cầu người lớn nhóm A, có từ 810.000 - 1.170.000 vị trí kháng nguyên A.
  • Hồng cầu A, trẻ sơ sinh: 250.000 - 370.000 vị trí.
  • Hồng cầu A2 người lớn: 240.000 - 290.000 vị trí.
  • Hồng cầu A1 cuống rau: 140.000 vị trí.
  • Hồng cầu A1B người lớn: 460.000 - 850.000 vị trí.
  • Hồng cầu A1B cuống rau: 220.000 vị trí.
  • Hồng cầu A2B trẻ sơ sinh: 120.000 vị trí.

Với kháng nguyên B

  • Hồng cầu người lớn nhóm B có 610.000 - 830.000 vị trí kháng nguyên B.
  • Hồng cầu người lớn nhóm A^ có 310.000 - 560.000 vị trí kháng nguyên B.

Với kháng nguyên H: Vị trí kháng nguyên H nhiều nhất ồ nhóm O, giảm hơn ở các nhóm A biến tướng và ít ở hồng cầu A1, A1B, B (có thể biểu thị tỷ lệ các kháng nguyên trên hồng cầu ở các dưới nhóm A theo hình 4.2).

Hình 4.2. Sơ đồ thể hiện tỷ lệ kháng nguyên A và H trên các hồng cầu

Kháng nguyên hoà tan trong nước

Người ta thấy khoảng 80% người có các chất kháng nguyên hoà tan trong nước bọt tương ứng với kháng nguyên hệ ABH trên màng hồng cầu: (kháng nguyên A và H ở người nhóm A; kháng nguyên B và H ở người nhóm B; kháng nguyên A, B và H ở người nhóm AB, kháng nguyên H ở người nhóm O). Các kháng nguyên này bị hút bởi các kháng thể tương ứng.

Kháng nguyên hoa tan nay còn phát hiện được ở huyết tương, huyết thanh, tinh dịch, nước tiểu và các dịch tiết đặc biệt là sữa. Người ta chứng minh tế bào niêm mạc tổng hợp và tiết ra các chất kháng nguyên này. Những người có chất kháng nguyên hoà tan trong dịch tiết gọi là những người tiết. Khoảng 20% người còn lại không có các chất kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu ở trong dịch tiết gọi là người không tiết.

Kháng thể hệ ABO

Kháng thế tự nhiên

Do đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là trong huyết thanh có mặt các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu, cho nên có:

  • Kháng thể chống A ở người nhóm B
  • Kháng thể chống B ở người nhóm A
  • Kháng thể chống A và chống B ở người nhóm 0.

Ngoài ra còn có chống A, ỏ người A2 (≈ 1%) và A2B (≈ 25%). Đó là các kháng thể tự nhiên tức là khi sinh ra đã có, có đặc điểm là các IgM không qua được màng rau, thường gây ngưng kết và không làm vô hồng cầu nếu hồng cầu được pha loãng, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động là 4°c, bị trung hoà khi đun nóng 70°c, bị hút bởi các chất A, B hoà tan. Hiệu giá kháng thể chống A và B ở người nhóm O thường cao hơn hiệu giá chống A ở người nhóm B hoặc chống B ở người nhóm A. Ngoài huyết thanh ra, kháng thể còn có mặt ở sữa, nước báng, nước bọt, nước mắt.

Quá trình xuất hiện và tiến triển:

Các kháng thể chống A, chống B là tự nhiên tức là không qua một sự miễn dịch cụ thể nào. Người ta cho rằng trong thiên nhiên có nhiều chất có “tính đặc hiệu” A, B, H (màng hồng cầu, màng vi khuẩn, thức ăn...) và xâm nhập vào cơ thể từ những ngày đầu của bào thai khiến cơ thể tạo kháng thể tương ứng.

Kháng thể tự nhiên xuất hiện sau khi sinh và tăng dần hiệu giá, đạt cực đại vào 5-10 tuổi, ổn định và đến tuổi già thì giảm dần.

Kháng thể miễn dịch

Điều kiện xuất hiện: kháng thể miễn dịch xuất hiện do một sự kích thích miễn dịch; các điều kiện kích thích miễn dịch:

Miễn dịch đồng loài: xuất hiện do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con; hồng cầu con mang khống nguyên mà người mẹ không có, khi chuyển dạ, một ít hồng cầu con sang máu mẹ gây đáp ứng miễn dịch ở mẹ.

Cũng có thể do truyền máu sai nhóm ví dụ truyền hồng cầu A, B hay AB cho người nhóm O. Kháng thể miễn dịch xuất hiện 8 - 15 ngày sau khi bị kích thích.

Miễn dịch khác loài: khá phổ biến như đã nêu trên, khi tiếp xúc với các sinh phẩm nguồn gốc động vật, các chất chiết từ dạ dày lợn, các huyết thanh (kháng bạch hầu, uốn ván) từ ngựa (giàu chất. A) cơ thể sẽ sinh kháng thể miễn dịch.

Các kháng thể miễn dịch (nhất là chống A) thường gặp ở người nhóm 0, những người này có hiệu giá kháng thể cao hơn nhiều nên nếu không cẩn thận phát hiện mà truyền cho người nhóm A sẽ gây nguy hiểm. Những người nhóm 0 đó gọi là người cho nguy hiểm, không thể là người cho máu phổ thông.

Tính chất của kháng thể miễn dịch chống A và chống B

Bản chất là IgG, qua được hàng rào rau thai.

Có thể kết hợp bổ thể và gây tan máu.

Hoạt động tốt ỏ 37°c, không bị huỷ ở 70°c, khó bị trung hoà bởi các chất kháng nguyên hoà tan.

Có thể tóm tắt đặc điểm kháng thể tự nhiên và miễn dịch theo bảng 4.2

Bảng 4.2. So sánh đặc điểm kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch chống A và chống B

Những chất giống kháng thế

Những protein cấu trúc đơn giản của thực vật có khả năng làm ngưng kết hồng cầu gọi là các lectin:

  • Chất chông A, từ đậu Dolichos biflorus: làm ngưng kết rất mạnh hồng cầu A, và A,B, ngưng kết rất yếu hồng cầu A2 và không ngưng kết hồng cầu A2B, không phản ứng với hồng cầu B và O.
  • Chất chông H lấy từ cây Ulex europoeus, ngày nay lấy từ huyết thanh một loại lươn nước lợ, chất này gây ngưng kết rất mạnh hồng cầu O.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top