Ngân hàng máu(hay Trung tâm truyền máu khu vực) bao gồm có:
Thu gom máu
Xét nghiệm sàng lọc
Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo quy chế truyền máu của Bộ Y tế quy định.
Điều chế các thành phần máu
Các thành phần máu chủ yếu:
Bảo quản, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu
Hệ thống truyền máu bệnh viện: có hai bộ phận
Labo xét nghiệm truyền máu:
Nhận máu và các chế phẩm máu từ các ngân hàng máu hay trung tâm truyền máu khu vực, tiến hành các xét nghiệm hòa hợp giữa người cho và người nhận máu rồi phát cho các khoa lâm sàng.
Các khoa lâm sảng:
Dự trù máu và các chế phẩm máu cho labo xét nghiệm truyền máu. Thực hiện truyền máu và chế phẩm máu tại giường (làm nhóm lái tại giường bệnh (người bệnh và túi máu hay chế phẩm máu). Phản ứng sinh hoc, theo dõi truyền máu (nhiệt độ, huyết áp, mạch và các phản ứng khác). Không có máu thì không thể có truyền máu.
Không có người cho máu thi không thể có máu. Mặc dù khoa học đã phát triển song chưa tạo ra chất thay thế máu hoàn toàn. Do đó vấn đề người cho máu (nguồn nguyên liệu) là vấn đề quan trọng hàng đầu mà nhiều nước coi như cuộc ‘cách mạng” trong hệ thống truyền máu an toàn.
NGƯỜI CHO MÁU
Trong truyền máu có song song nhiều hình thức cho máu:
Dù cho hình thức nào đều phải đảm bảo nguyên tắc là có hiệu quả trong (điều trị đồng thời phải đảm bảo an toàn tối đa cho người nhận máu và cho chính bản thân họ (người cho máu).
Người cho máu chuyên nghiệp
Người cho máu chuyên nghiệp hay đứng hơn là người bán máu. Do hoàn cách này hay khác họ phải sống bằng nghề bán máu. Hiện nay còn tổn tại nhiều cơ sở lấy máu nên họ đi bán máu ở nhiều nơi với nhiều tên khác nhau, thường dấu diếm bệnh tật nên chất lượng máu không đảm bảo (từ huyết sắc tố thấp và tiềm ẩn những nguy cơ cao không thể lường hết).
Hiện nay tỷ lệ này vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở nước ta.
Người nhà bệnh nhân hoặc người thân bạn bè trong gia dinh bệnh nhân
Ở hầu hết các nước đang phát triển loại hình này chiếm tỷ lệ cao khi bệnh nhân cần vài đơn vị máu hay nhiều hơn mà ngân hàng máu không có đủ.
Loại hình này khuyên khích lúc đầu khi phong trào hiến máu nhân đạo mới bắt đầu, ngân hàng máu chưa có đủ lượng máu dự trữ vì có những hạn chê sau đây:
Khi cấp cứu ngân hàng máu không thể tiến hành tất cả các xét nghiệm theo yêu cầu (HIV, HBV,HCV, giang mai, sốt rét v.v...)
Nhiều trường hợp nhận là người trong gia đình song thực chất mua bán máu dưới hình thức khác, nhiều khi giá cả cao gấp nhiều lần (do ngân hàng máu không có máu, con cái trong gia đình không cho máu).
Nhiều trường hợp người thân và người trong gia đình khi được xét nghiệm tỷ lệ lây nhiễm các virus qua con đường truyền máu cao như HBV có khi nhiễm cả HIV, giang mai v.v...
Người bệnh đòi hỏi truyền nhiều máu: ngoài máu ngân hàng máu cấp, máu của gia đình bạn bè cho, song người bệnh hiếu rằng họ sống được là do gia đình cho máu, khi khỏi bệnh ý thức trách nhiệm công dân cũng sẽ hạn chế.
Khi mắc bệnh do truyền máu (vì dùng cả máu ngân hàng máu cấp và gia đình cho cũng gây khó khăn cho bệnh viện giải thích).
Nhiều trường hợp nhóm máu những người trong gia đình và bạn bè bệnh nhân không phù hợp, ngân hàng máu khó giải thích khi đổi máu.
Người cho máu tinh nguyện không nhận tiền
Trong hệ thống truyền máu hiện đại, an toàn, đôi tượng này sẽ là chủ yếu và cũng là mục tiêu mà ngành truyền máu chúng ta phấn đấu phải đạt được.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/11/2001 chương trình an toàn truyền máu giai đoạn 2001-2010 và dự án đầu tư xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực vay vốn của Ngân hàng thế giới (WB).
Theo các quyết định trên đến năm 2005 phải đạt 50% và năm 2010 phải đạt 70% người cho máu tình nguyện không lấy tiền. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nê và quan trọng mà Nhà nước giao cho ngành Huyết học - Truyền máu. Tuỳ theo mỗi địa phương dựa vào hoàn cảnh thực tế ngành HHTM phấn đấu để có nhiều người cho máu tình nguyện, nguy cơ thấp cho máu và cho máu nhắc lại.
Xây dựng được nhu cầu máu và chế phẩm máu thực tế ở các địa phương, các bệnh viện để Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo các cấp vận động người cho máu; xây dựng ngân hàng máu sông kịp thời cung cấp máu cho điều trị cấp cứu và đề phòng các thảm hoạ.
Cho máu tự thân
Đây là loại hình cho máu an toàn nhất, nhất là các nước đang phát triển số người cho máu còn ít, số lượng máu đáp ứng chưa đủ. Có thể cho trước khi mổ, trong khi mổ (có chương trình cho máu tự thân). Kinh phí chi cho việc xét nghiệm sàng lọc cũng được giảm đáng kể.
NHỮNG TIÊU CHUẨN CHO MÁU AN TOÀN
Mục tiêu của y tế là chữa cho người bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thêm bệnh. Do đó để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải đạt những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới được cho máu.
Đối với nước ta người cho máu phải đạt tiêu chuẩn vê lâm sàng và xét nghiệm theo quy chế truyền máu của Bộ Y tế ban hành (năm 1992 và hiện nay đang bổ sung sửa đổi).
Những tiêu chuẩn lâm sàng
Người cho máu phải là những người khoẻ mạnh, hoàn toàn tự nguyện, phải sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc (trả lời những câu hỏi theo quy chế truyền máu của Bộ Y tẽ). Đây là biện pháp tự sàng lọc mình.
Người cho máu phải có hố sơ theo dõi sức khoẻ, về thời gian cho máu (với người cho máu nhắc lại) còn với người cho máu lần đầu phải có giấy tò tuỳ thân, địa chỉ rõ rồng... để ngân hàng máu quản lý.
Tuổi
Thời gian cho máu: thời gian tối thiểu giữa hai lần cho máu là 2,5 tháng.
Đối với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.
Số lượng máu cho: lượng máu tối đa của mỗi lần cho máu bằng 1/13 lượng máu (trong cơ thể có khoảng từ 4 đến 5 lít máu) hoặc tính một cách khác từ 5 đến 7ml/1kg thể trọng thì hoàn toàn không cỏ ảnh hưởng cho sức khoẻ. Hiện nay chúng ta quy định đơn vị máu là 250ml và 350ml.
Người cho máu phải đạt tối thiểu
Huyết áp: phải ở giới hạn bình thường HA tối đa < 160mmHg & HA tôi thiểu >70mmHg
Người cho máu phải: tuyệt đối an toàn không có nguy cơ lây bệnh.
Người cho máu không được mắc các bệnh lây lan qua con đường truyền máu: HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét.
Người cho máu không phải là người nghiện hút tiêm chích ma tuý.
Người cho máu không phải là người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới với người ngoài hôn nhân (mại dâm, lây nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý).
Người cho máu không phải là tù nhân đang bị giam giữ.
Người cho máu không phải là người vừa nhận máu và chế phẩm máu (dưới 1 năm) còn > 2 năm phải được xem xét kiểm tra xét nghiệm một cách thận trọng.
Người cho máu không phải là người vừa tiêm chủng vaccin, vừa uống thuốc như aspirin v.v...
Người cho máu không phải là người cư trú trong vùng có nguy cơ sốt rét cao trong thời gian > 6 tháng.
Người cho máu không có các tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp v.v... và các bệnh khác nữa.
Những tiêu chuẩn xét nghiệm
Huyết sắc tố:
Tối thiểu:
Ở các cơ sở lớn có điều kiện quy định chung cả nam và nữ huyết sắc tố > 120 g/1.
Các xét nghiệm
HBsAg: phải âm tính
Anti HIV1-2: phải âm tính
Anti HCV: phải âm tính
Giang mai (RPR, TPHA): Phải âm tính
Ký sinh trùng sốt rét: không có
Men gan: ALT (khi có điều kiện): phải ở giới hạn bình thưòng.
Và một số xét nghiệm khác khi có nhu cầu.
KẾT LUẬN
Người cho máu và những tiêu chuẩn cho máu an toàn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền máu an toàn.
Mỗi người dân nhất là những cán bộ làm công tốc truyền máu hiểu và thực hiện đúng những quy định về người cho máu sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh