✅ Rối loạn tăng sừng

Nội dung

Nguyên nhân và phân loại

Khi bị áp lực, bị viêm hoặc kích ứng, da sẽ phản ứng lại bằng cách sản xuất nhiều keratin để bảo vệ vùng tổn thương, tạo nên tình trạng tăng sừng. Một vài dạng tăng sừng khác không liên quan đến các kích thích hoặc áp lực mà chủ yếu do di truyền.

Phân loại tăng sừng bao gồm:

  • Dày sừng quang hóa, là những mảng da dày, thô ráp như giấy nhám do sự tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời;
  • Vết chai;
  • Mắt cá;
  • Chàm;
  • Tăng sừng ly thượng bì, là một bệnh da di truyền xuất hiện lúc sinh;
  • Lichen planus, bệnh lý làm xuất hiện những mảng trắng ở trong miệng;
  • Mụn cóc;
  • Vảy nến.

Khi thấy xuất hiện vùng da tăng sừng mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến khám với bác sĩ da liễu.

rối loạn tăng sừng ở da

Triệu chứng

Một vài triệu chứng của những nguyên nhân gây tăng sừng thường gặp bao gồm:

  • Vết chai: Vết chai là vùng da dày thường gặp ở bàn chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở ngón tay. Không giống như mắt cá, vết chai thường dày đồng đều;

  • Mắt cá: Thương tổn điển hình phát triển trên hoặc giữa các ngón chân. Mắt cá thường có trung tâm dày cứng chứa nhiều keratin và vòng da dày xung quanh;

  • Chàm: Bệnh lý gây xuất hiện những mảng da đỏ, ngứa;  

  • Tăng sừng ly thượng bì: Da rất đỏ và nổi bóng nước nghiêm trọng lúc mới sinh. Sau đó, da xuất hiện những vùng da dày thường gặp ở các khớp (tăng sừng);

  • Bạch sản: Tình trạng này làm xuất hiện những mảng da dày, trắng trong khoang miệng.  

  • Vảy nến mảng: Da sẽ nổi những mảng bong vảy trắng.

Trừ vết chai và mắt cá, phần lớn những thể tăng sừng không gây đau.

Điều trị

Tùy thuộc vào dạng tăng sừng, phương pháp điều trị sẽ bao gồm điều trị tại nhà và điều trị tại cơ sở y tế. Một vài biện pháp giúp phòng ngừa tổn thương dày sừng như vết chai hoặc mắt cá, bao gồm:

  • Mang giày vừa vặn, thoải mái, có thể dán miếng dán bảo vệ vùng chai hoặc mắt cá;

  • Tránh đi chân trần ở những nơi có nguy cơ nhiễm nấm như phòng thay đồ, phòng tập thể hình hoặc hồ bơi;

  • Tránh những yếu tố môi trường làm khởi phát chàm như không khí khô, sử dụng xà phòng có mùi hương, tiếp xúc hóa chất độc hại, tiếp xúc nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh;

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông thú và phấn hoa;

  • Sử dụng kem chống nắng với SPF tối thiểu 30 mỗi khi ra ngoài, mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành giúp phòng ngừa dày sừng quang hóa.

Nếu bạn muốn loại bỏ các mảng tăng sừng, ví dụ như mụn cóc, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn như áp lạnh hoặc dùng laser. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giúp ích trong những dạng tăng sừng do bệnh chàm, vảy nến hoặc lichen planus.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu vùng da tăng sừng gây đau, khó chịu hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm như đỏ, sưng, chứa mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Ngoài ra một số dạng tăng sừng có thể dễ nhầm lẫn với ung thư da, bạn cần sự thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ. Ví dụ nếu bị bạch sản, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử hút thuốc lá của bạn để dự đoán nguy cơ xuất hiện dày sừng ở khoang miệng.

Trong những trường hợp phức tạp, các xét nghiệm cận lâm sàng cần được thực hiện như chụp X quang để xem cấu trúc xương, hoặc sinh thiết da để chẩn đoán chính xác hơn.

Kết luận

Có nhiều dạng tăng sừng ở da, phần lớn là không đau. Một vài thể tăng sừng như mụn cóc hoặc mắt cá có thể loại bỏ được, trong khi những thể khác cần được điều trị bằng nhiều loại thuốc. Khi thấy xuất hiện mảng da dày trên cơ thể, bạn cần đến khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

 

return to top