✴️ Sử dụng Steroid đường tiêm

Nội dung

Steroid hay corticosteroid, là các dạng hormone được chế tạo theo hormone mà tuyến thượng thận tiết ra. Các hoạt chất này được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh. Mặc dù chúng rất hiệu quả và có tác dụng nhanh nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ.

Tiêm steroid để làm giảm viêm, giảm các phản ứng miễn dịch, và giúp kiểm soát các chức năng khác của cơ thể.

Các liều tiêm này khác với steroid đồng hóa, các steroid đồng hóa là các chất có cấu tạo tương tự như testosterone nhưng có tác dụng điều trị rất hạn chế. Rất nhiều hiệp hội thể thao đã cấm sử dụng steroid đồng hóa.

Mặc dù rất hiệu quả nhưng steroid dạng tiêm không phù hợp cho tất cả mọi người, và chúng cũng có một vài nguy cơ, kể cả những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bài viết này sẽ đưa ra các thông tin về những bệnh dùng steroid để điều trị và cách chúng hoạt động, cũng như các nguy cơ và tác dụng phụ và cách xử trí chúng.

Những vị trí tiêm Steroid 

Những vị trí có thể tiêm:

  • Khớp, cơ, và các mô xung quanh đó;
  • Các vị trí xung quanh cột sống;
  • Máu.

Tiêm Steroid vào trong khớp, cơ, và các mô mềm khác thường dùng để điều trị viêm khớp hoặc chấn thương tại những vị trí nhất định trên cơ thể.

Steroid được tiêm vào vùng gần cột sống để giảm đau.

Đường truyền tĩnh mạch cho phép thuốc đi vào thẳng trong dòng máu để điều trị tình trạng viêm nghiêm trọng trên khắp cơ thể.

Các bệnh sử dụng Steroid để điều trị

Corticosteroid dạng tiêm được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh, ví dụ như:

  • Hen;
  • Viêm khớp;
  • Sốt mùa hè, viêm mũi dị ứng, và nổi mề đay;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD);
  • Viêm khớp, gân, cơ;
  • Bệnh viêm ruột;
  • Đau khớp;
  • Đau thần kinh tọa;
  • Một vài bệnh tự miễn như lupus và đa xơ cứng;
  • Một số bệnh ung thư.

Nguy cơ và tác dụng phụ của Steroid dạng tiêm

Tác dụng phụ của steroids dạng tiêm phụ thuộc vào cách sử dụng.

1. Tiêm vào khớp, cơ và tủy sống

Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ:

  • Đau và sưng vùng tiêm trong một vài ngày;
  • Đỏ mặt;
  • Bầm tại ví trí tiêm;
  • Da tại vị trí tiêm bị mất màu;
  • Tăng đường huyết, thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường;
  • Tăng huyết áp trong vài ngày ở những bệnh nhân cao huyết áp.

Một tác dụng phụ nghiêm trọng khác của steroid dạng tiêm là nhiễm trùng.

Khi khớp trở nên đau nhiều hơn thì nên đi đến các cơ sở y tế ngay.

2. Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng có thể gây ra nhức đầu.

Bất kỳ ai gặp tác dụng phụ này cũng đều nên đến các cơ sở y tế ngay.

3. Tiêm đường tĩnh mạch

Tiêm thẳng vào đường máu có thể có các tác dụng phụ khác do vị trí tác dụng không khu trú tại một chỗ. Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Thay đổi cảm xúc;
  • Tăng thèm ăn;
  • Khó ngủ.

Các nguy cơ khác

Một nguy cơ của tiêm steroid là chúng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng.

Những người đã tiêm steroid nhưng lại tiếp xúc với thủy đậu, zona, hay sởi thì cần nên đến các cơ sở y tế ngay.

Nên thảo luận với bác sĩ về các tình trạng trên cũng như về các bệnh nền khác trước khi bắt đầu điều trị.

Tóm tắt

Steroid dạng tiêm có thể cho tác dụng nhanh đối với nhiều loại bệnh và tổn thương.

Những thuốc này có thể làm giảm viêm và tạm thời ức chế các phản ứng miễn dịch.

Steroid dạng tiêm không dành cho tất cả mọi người và chúng cũng có các nguy cơ và tác dụng phụ. Do đó, tốt nhất là nên cẩn thận thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem tiếp: Các đường dùng Steroid dạng tiêm

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top