✴️ Bệnh trĩ độ 2: nhận biết, tác hại và hướng điều trị hiệu quả

1. Bệnh trĩ độ 2 và các nguyên nhân phổ biến

Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng, hình thành nên các búi trĩ. Theo y học lâm sàng, trĩ được chia làm 4 mức độ, trong đó trĩ độ 2giai đoạn tiến triển sau trĩ độ 1, nhưng vẫn còn ở mức độ nhẹ và có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân thường gặp gây trĩ độ 2:

  • Rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch: Khi máu không được dẫn lưu trở lại tim do cản trở dòng chảy tại vùng hậu môn, gây ứ đọng, giãn phồng tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.

  • Táo bón kéo dài: Là yếu tố hàng đầu. Việc rặn mạnh làm tăng áp lực trong lòng trực tràng, gây tổn thương và giãn tĩnh mạch hậu môn.

  • Hội chứng lỵ: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm tăng ma sát, kích thích vùng hậu môn – trực tràng.

  • Tính chất công việc: Người thường xuyên ngồi lâu, đứng nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… dễ bị trĩ do tăng áp lực ổ bụng và giảm hồi lưu máu vùng chậu.

Bệnh trĩ độ 2 thường xuất hiện do nhiều thói quen sinh hoạt trong cuộc sống

Bệnh trĩ độ 2 thường xuất hiện do nhiều thói quen sinh hoạt trong cuộc sống

 

2. Triệu chứng điển hình của trĩ độ 2

  • Chảy máu khi đại tiện: Xuất hiện máu tươi, có thể nhỏ giọt hoặc lẫn trong phân. Lượng máu thường ít, dễ bị bỏ qua.

  • Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự co lên sau đó – là dấu hiệu đặc trưng của trĩ độ 2.

  • Ngứa, khó chịu vùng hậu môn: Có thể do dịch nhầy và kích ứng da quanh hậu môn.

  • Phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ: Nhiều trường hợp trĩ độ 2 không biểu hiện rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ khi nội soi hoặc khám hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ độ 2 thường có triệu chứng gây đau rát, có thể ra máu và búi trĩ sa

Bệnh trĩ độ 2 thường có triệu chứng gây đau rát, có thể ra máu và búi trĩ sa

 

3. Tác hại nếu không điều trị kịp thời

Dù chưa nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị, trĩ độ 2 có thể tiến triển thành trĩ độ 3 – 4 và gây ra nhiều biến chứng:

  • Thiếu máu mãn: Do chảy máu kéo dài, người bệnh có thể mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, thậm chí ngất.

  • Nhiễm trùng hậu môn: Vết loét từ trĩ có thể trở thành điểm xâm nhập của vi khuẩn, gây viêm hoặc nhiễm trùng huyết.

  • Sa tắc búi trĩ: Búi trĩ sa không thể tự co lên, gây tắc nghẽn, sưng đau, tăng nguy cơ hoại tử búi trĩ.

  • Viêm phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn – âm hộ gần nhau, vùng nhiễm trùng có thể lan sang gây viêm âm đạo, viêm niệu đạo.

  • Tăng nguy cơ ung thư trực tràng (gián tiếp): Các tổn thương mạn tính và viêm lâu ngày có thể tạo điều kiện phát sinh tế bào ác tính.

 

4. Hướng điều trị trĩ độ 2

Việc điều trị trĩ độ 2 cần kết hợp giữa điều trị nội khoađiều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống.

4.1. Điều trị nội khoa

  • Thuốc trợ tĩnh mạch: Nhóm flavonoid (diosmin, hesperidin...) giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm phù, kháng viêm.

  • Thuốc bôi tại chỗ: Giảm đau, giảm ngứa, chống viêm.

  • Thuốc nhuận tràng: Hạn chế táo bón.

  • Men vi sinh, thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Ổn định nhu động ruột, hạn chế rối loạn đại tiện.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.

4.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

  • Tăng cường chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt), uống đủ nước.

  • Tránh thức ăn cay nóng, rượu bia, cà phê.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga, tránh đứng/ngồi lâu.

  • Tập thói quen đại tiện đúng giờ, không rặn, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm để giảm viêm nhẹ.

Bệnh trĩ độ 2 thường có chỉ định dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt

Bệnh trĩ độ 2 thường có chỉ định dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt

 

5. Kết luận

Trĩ độ 2 là giai đoạn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và áp dụng phác đồ điều trị hợp lý. Người bệnh cần chủ động khám chuyên khoa tiêu hóa – hậu môn trực tràng ngay khi có dấu hiệu bất thường để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top