✴️ Biểu hiện của tắc ruột

Nội dung

Biểu hiện của tắc ruột là đau bụng từng cơn, hoặc đau quặn bụng, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng

Biểu hiện của tắc ruột là đau bụng từng cơn, hoặc đau quặn bụng, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng

 

Tắc ruột là một thuật ngữ y khoa, chỉ sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm khiến cho thức ăn và nước bị tắc và không thể di chuyển xuống dưới được.

Tình trạng tắc ruột kéo dài, không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như làm chết các mô, gây bệnh viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

 

Các nguyên nhân gây tắc ruột

Do phẫu thuật bụng (nguyên nhân chủ yếu gây tắc ruột)

Người có tiền sử mắc bệnh tắc ruột

Lồng ruột (đây là nguyên nhân gây bệnh tắc ruột phổ biến nhất ở trẻ em)

Lồng ruột là nguyên nhân gây bệnh tắc ruột phổ biến nhất ở trẻ em

Lồng ruột là nguyên nhân gây bệnh tắc ruột phổ biến nhất ở trẻ em

 

Tắc ruột sau phẫu thuật khớp hoặc cột sống

Người bị ung thư đại tràng

Bệnh nhân viêm túi thừa

Nhiễm trùng toàn thân nặng (nhiễm trùng huyết)

Người mắc bệnh Crohn

Rối loạn các chất điện giải, đặc biệt là Kali và canxi

Rối loạn chức năng cơ

Sử dụng thuốc cao huyết áp

Thiếu máu ruột (thiếu máu cục bộ mạc treo).

….

 

Biểu hiện của bệnh tắc ruột

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh tắc ruột là gì, người bệnh sẽ có những biểu hiện nhau. Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị tắc ruột đó là:

Đau quặn bụng: các cơn đau ban đầu nhẹ và chỉ bị ở một vùng, sau đó lan rộng khắp bụng

Nôn ói: bệnh nhân bị tắc càng ruột càng nặng càng nôn sớm, lúc đầu nôn ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa, sau đó sẽ nôn ra dịch có màu đen

Chán ăn: cảm giác đầy hơi, bụng trướng khiến người bệnh chán ăn

Dấu hiệu quai ruột nổi: Trên thành bụng xuất hiện khối phồng có thể nhìn thấy đưuọc bằng mắt thường, còn khi sờ tay lên sẽ cảm thấy một quai ruột rất căng và người bệnh bị đau.

Táo bón

Không thể xì hơi

Triệu chứng toàn thân: triệu chứng xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân bị tắc ruột đó là bị mất nước do người bệnh nôn nhiều. Cũng vì thế mà bệnh nhân sẽ rất khát nước, môi khô, da nhăn, tiểu ít, thậm chí trường hợp nặng hơn còn có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khi thấy các biểu hiện trên người bệnh cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc các bệnh viên uy tín để được thăm khám, và chữa trị kịp thời.

 

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh tắc ruột?

Dựa vào các dấu hiệu của người bệnh cùng kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tắc ruột là do nguyên nhân gì và từ đó đưa ra cách điều trị hợp lý. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Chụp X-quang bụng để tìm ra chỗ bị tắc

CT scan xác định đoạn ruột bị tắc.

Siêu âm

Chụp cản quan bằng Bari

Nội soi kiểm tra các niêm mạc đại tràng

Để phát hiện kịp thời bệnh tắc ruột, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và phát hiện những biểu hiện khác thường của cơ thể để đi kiểm tra, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top