Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Bệnh hay gặp ở nam giới do cấu tạo vùng bẹn ở nam có dây thừng tinh chạy qua nên thành bụng nơi này khá yếu. Ở nữ giới thường ít gặp thoát vị bẹn và thường chỉ bị khi có bệnh lý làm tăng áp lực ổ bụng hoặc sau phẫu thuật.
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn:
Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
Ở phương pháp này, về mổ thường có kích thước lớn hơn, tính thẩm mỹ không cao, cần phải theo dõi và vệ sinh cẩn thận nhằm tránh nhiễm trùng, tốc độ lành vết mổ thường lâu hơn, người bệnh cần nghỉ ngơi dài ngày.
Phương pháp này ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ hở. Bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật, sau đó đưa các dụng cụ đặc biệt vào để bịt kín chỗ thoát vị.
Phương pháp mổ thoát vị bẹn bằng nội soi khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp mổ mở truyền thống. Tăng tính thẩm mỹ, mau lành vết mổ, thời gian nằm viện ngắn, khả năng phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm giác ít đau hơn, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Dù là lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào thì mục tiêu của điều trị cũng nhằm bịt kín khối thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn nội soi được nhiều người tin tưởng lựa chọn do những ưu điểm mà phương pháp mang lại. Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tới các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên mông giỏi và trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại. Có như vậy mới giúp phẫu thuật thoát vị bẹn thành công, an toàn, hiệu quả cao.
Lưu ý sau phẫu thuật thoát vị bẹn
Phẫu thuật thoát vị bẹn là loại phẫu thuật khá phổ biến, tương đối an toàn và rất ít rủi ro. Tuy nhiên vẫn có khoảng 10% trường hợp thoát vị trở lại tại một số điểm sau khi phẫu thuật. Khoảng 2-4% thoát vị trở lại trong vòng ba năm.
Để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
Sau phẫu thuật thoát vị bẹn, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:
Máu hoặc chất dịch tích tụ trong không gian còn lại của thoát vị.
Sưng đau và bầm tím tinh hoàn (ở nam giới)
Đau và tê ở vùng bẹn do một dây thần kinh bị hư hỏng hoặc bị mắc kẹt trong khi phẫu thuật.
Ảnh hưởng tới việc cung cấp máu đến tinh hoàn
Thiệt hại cho các ống dẫn tinh – ống mang tinh trùng đến tinh hoàn.
Các biến chứng này có nguy cơ cao hơn với những trường hợp người bệnh ngoài 50 tuổi hoặc đang mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc khó thở.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời tiến hành nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh