✴️ Điều trị sỏi mật hiệu quả nhất bằng cách nào?

Điều trị sỏi mật như thế nào để dứt điểm và hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người lo lắng không hiểu vì sao có sỏi túi mật và biến chứng nguy hiểm ra sao. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết.

 

1. Tại sao có sỏi túi mật?

Ở cơ thể người, túi mật nằm ở phía dưới thùy gan phải, nối với đường mật qua ống túi mật, là một túi nhỏ màu xanh lam. Nhiệm vụ của túi mật là lưu giữ và cô đặc dịch mật. Khi chúng ta sử dụng thức ăn, đặc biệt là những thức ăn nhiều dầu, mỡ… túi mật sẽ phải hoạt động mạnh sẽ để đẩy dịch mật vào đường mật và xuống tá tràng. Từ đó hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa chất béo.

Nguồn gốc của sỏi túi mật là dịch mật – hợp chất giúp tiêu thụ chất béo. Dịch mật được tiết ra từ gan và vận chuyển đến túi mật để thực hiện vai trò của mình. Khi sử dụng chất béo, túi mật sẽ co thắt và dịch mật được đổ vào ruột. Khi hiện tượng này diễn ra nhiều lần, một số chất sẽ kết hợp và kết tinh lại tạo thành sỏi ở trong mật.

Sỏi mật xuất hiện với những cục nhỏ, với nhiều thành phần khác nhau. Sỏi mật có thể là tập hợp của cholesterol hoặc là sỏi sắc tố, từ trứng và xác các ký sinh trùng ở đường ruột. Sỏi được phát hiện qua siêu âm và các phương pháp chụp chiếu khác.

Điều trị sỏi mật cần lưu ý gì

Sỏi mật xuất hiện với những cục nhỏ, với nhiều thành phần khác nhau, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

 

2. Khi nào cần điều trị sỏi mật?

Sỏi mật có triệu chứng cần điều trị với bất kể kích thước và số lượng nào. Tuy nhiên nếu sỏi không có triệu chứng, việc điều trị không phải là cần thiết. Sỏi túi mật cũng không cần phải điều trị phẫu thuật cắt bỏ nếu không có những dấu hiệu rõ ràng từ các nguy cơ như ung thư, sỏi quá lớn (>25mm)…

Nếu có sỏi nhưng vẫn không điều trị, sẽ có các biến chứng nguy hiểm xảy ra như sau:

– Biến chứng viêm túi mật cấp do có sỏi kẹt ở cổ hoặc kẹt ở ống túi mật. Viêm túi mật cấp thường cần điều trị cấp cứu.

– Biến chứng viêm đường mật do sỏi với kích thước lớn bị rơi vào ống mật chủ gây tắc nghẽn. Tắc nghẽn đường mật gây viêm là một biến chứng nguy hiểm cần can thiệp ngay để lấy sỏi ra ngoài.

– Biến chứng viêm tụy cấp khi sỏi làm tắc nghẽn ống mật và ống tụy. Biến chứng này cũng cần được can thiệp ngay để lấy sỏi ra ngoài nếu không sẽ rất nguy hiểm.

– Ung thư là trường hợp hiếm gặp hơn tuy nhiên ở những viên sỏi quá to, sỏi kèm polyp có hình dạng bất thường… thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư. Ung thư thường diễn biến âm thầm nên cần chú ý để xử lý sớm.

Điều trị sỏi mật ra sao

Sỏi mật lớn và di chuyển có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến viêm túi mật, viêm tụy cấp tính…

 

3. Điều trị sỏi mật bằng những giải pháp nào?

3.1. Điều trị sỏi mật không phẫu thuật

– Sỏi ở túi mật thường được điều trị nội khoa nếu không phát hiện các dấu hiệu bất thường như polyp ác tính… Các phương pháp không phẫu thuật bao gồm dùng thuốc để hỗ trợ tan sỏi, tán sỏi, lấy sỏi nội soi… Tùy thuộc vào vị trí sỏi và kích thước sỏi mà áp dụng biện pháp thích hợp. Tuy nhiên những phương pháp này có đặc điểm chung là đều không thể dứt điểm được sỏi túi mật. Sỏi có thể sẽ tái phát trong tương lai.

3.2. Điều trị sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật

– Sỏi túi mật kích thước lớn hoặc xuất hiện các biến chứng cấp tính, thường sẽ có chỉ định điều trị cắt bỏ túi mật. Phẫu thuật cắt bỏ có thể áp dụng mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưu tiên áp dụng vì mang lại hiệu quả cao và đỡ đau hơn so với mổ truyền thống. Bệnh nhân gần như không có sẹo sau phẫu thuật và hồi phục rất nhanh. Khi cắt bỏ túi mật, sỏi cũng không còn cơ hội để tái phát.

 

4. Sau điều trị sỏi mật cần lưu ý gì?

– Người bệnh sau điều trị nội khoa cần chú ý có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Nên ăn nhiều chất béo và giảm cân ở mức phù hợp. 3 bữa sáng, trưa, tối cần được duy trì đều đặn. Vận động hằng ngày bằng cách đi bộ, chạy bộ hoặc các bài tập nhẹ nhàng khác. Nếu người mắc sỏi có bệnh về máu cần theo dõi sỏi qua siêu âm định kỳ.

– Người bệnh sau phẫu thuật lưu ý việc cắt bỏ không làm ảnh hưởng chức năng tiêu hóa của cơ thể. Cần ăn thanh đạm, ăn thức ăn dễ tiêu hóa trong thời gian đầu. Một số người sau khi cắt bỏ túi mật thấy hơi chướng bụng, chậm tiêu khi ăn đồ ăn nhiều chất béo. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu người bệnh xây dựng thực đơn phù hợp và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Điều trị sỏi mật sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để có phác đồ cụ thể. Nên thăm khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị hiệu quả, sớm loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Trường hợp cần cắt bỏ túi mật, người bệnh cũng không cần lo lắng vì hiện nay việc phẫu thuật đã rất nhẹ nhàng và nhanh chóng. Cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín để điều trị bệnh sỏi mật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top