Tại Việt Nam, ước tính khoảng 20% dân số mắc bệnh viêm đại tràng, trong đó có tới 4 triệu người bị viêm đại tràng mạn tính. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân tự ý điều trị bằng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, dẫn đến hệ quả là bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng phác đồ điều trị khoa học là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Viêm đại tràng chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý đường tiêu hóa tại Việt Nam
Viêm đại tràng là tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc của đại tràng (ruột già). Bệnh có thể tiến triển từ cấp tính sang mạn tính, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Viêm đại tràng do bệnh viêm ruột (IBD):
Gồm viêm loét đại – trực tràng và bệnh Crohn.
Là bệnh lý viêm mạn tính, tự miễn.
Viêm đại tràng giả mạc:
Do Clostridium difficile phát triển quá mức, thường sau dùng kháng sinh phổ rộng.
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ:
Do giảm tưới máu đại tràng, liên quan đến tắc mạch, suy tim, viêm mạch...
Viêm đại tràng vi thể (Microscopic Colitis):
Bao gồm viêm đại tràng collagen và lympho.
Thường gặp ở người ≥50 tuổi, có liên quan đến bệnh tự miễn.
Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh:
Biểu hiện trong 2 tháng đầu đời, có thể liên quan đến dị ứng đạm sữa mẹ.
Triệu chứng: tiêu phân nhầy máu, nôn trớ, quấy khóc.
Việc điều trị viêm đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, giai đoạn bệnh cũng như tình trạng thể chất của người bệnh
Việc chẩn đoán bao gồm kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng, nhằm xác định nguyên nhân, vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng.
Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử.
Xét nghiệm máu: phát hiện viêm, thiếu máu, rối loạn miễn dịch.
Xét nghiệm phân: tìm hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng, Clostridium difficile.
Nội soi đại tràng toàn bộ hoặc đại tràng sigma (có thể sinh thiết niêm mạc).
Chẩn đoán hình ảnh:
X-quang bụng: phát hiện thủng, tắc ruột.
CT-scan bụng, MRI ruột non: đánh giá tổn thương sâu, biến chứng hoặc viêm lan rộng.
Nguyên tắc điều trị: xác định nguyên nhân – điều trị sớm – phối hợp nội khoa và thay đổi lối sống.
Kháng sinh: với viêm nhiễm do vi khuẩn.
Thuốc kháng ký sinh trùng hoặc kháng nấm.
Thuốc chống viêm – giảm co thắt đại tràng.
Thuốc điều hòa hệ vi sinh đường ruột (probiotic).
Thuốc điều trị triệu chứng: chống tiêu chảy, giảm đau.
Bồi hoàn nước – điện giải trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, nôn ói.
Chỉ định khi:
Điều trị nội khoa không hiệu quả.
Có biến chứng: rò, áp xe, thủng đại tràng, hẹp, ung thư hóa. Phẫu thuật thường là cắt bỏ đoạn đại tràng tổn thương hoặc toàn bộ đại tràng, tùy tình trạng cụ thể.
Tăng chất xơ (rau xanh, trái cây tươi), chia nhỏ bữa ăn.
Uống đủ nước, hạn chế thức ăn giàu chất béo.
Hạn chế thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan (rau sống, trái cây nguyên vỏ).
Tránh sữa tươi, sữa có đường lactose – thay bằng sữa không lactose hoặc sữa đậu nành.
Tránh thực phẩm lên men, dầu mỡ, cà phê, rượu bia.
Tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài.
Tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Nội soi đại tràng định kỳ mỗi 6–12 tháng (đặc biệt với người có bệnh mạn tính hoặc có yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng).
Viêm đại tràng là bệnh lý có thể kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán đúng và điều trị sớm. Việc tự điều trị bằng các biện pháp dân gian không kiểm chứng có thể làm bệnh trầm trọng hơn và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng nhiễm độc, thủng ruột hoặc ung thư hóa.
Khuyến nghị: Người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa khi có triệu chứng tiêu hóa kéo dài như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân nhầy máu,... để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo đúng phác đồ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh