✴️Những điều bạn cần biết khị bị đợt cấp viêm đại tràng

Viêm đại tràng (UC) là một dạng bệnh viêm ruột mãn tính (IBD). Nó gây viêm và có thể tạo vết loét trong đại tràng của bạn. Các triệu chứng của viêm đại tràng thường trở nên tồi tệ, nặng nề hơn theo thời gian. Nhưng chúng cũng có thể mất đi trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Những người bị viêm đại tràng có một số tác nhân chung có thể gây bùng phát bệnh. Chìa khóa để đối phó với một đợt cấp viêm đại tràng là biết nguyên nhân gây ra nó và cách khắc phục.

 

1. Đợt cấp viêm đại tràng là gì?

Cơn bùng phát viêm đại tràng là một đợt cấp tính, là sự xấu đi của các triệu chứng của viêm ruột. Các đợt này có thể xảy ra cách nhau hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Đại tràng bị viêm trong đợt cấp viêm đại tràng

Đại tràng bị viêm trong đợt cấp.

 

Thuốc men, lối sống, chế độ ăn uống và các yếu tố khác có thể góp phần làm bùng phát bệnh. Tương tự như vậy, các yếu tố này cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh. Uống thuốc đúng theo đơn, ăn các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và tránh các tác nhân kích thích đã biết thường có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát.

Đợt viêm cấp xảy ra vào những thời điểm khác nhau và có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Có thể xảy ra bất cứ nơi nào cách nhau từ vài tuần đến hàng năm, tùy từng người và hiệu quả điều trị.

Bác sĩ sẽ điều trị đợt cấp và giúp đưa viêm đại tràng của bạn trở lại trạng thái dễ kiểm soát hơn.

 

2. Các triệu chứng

Các triệu chứng viêm đại tràng thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát và vị trí viêm trong đại tràng. Các triệu chứng thường bao gồm:

– Đau bụng từ vừa đến nặng hoặc co thắt.

– Đi tiêu dai dẳng.

– Chảy máu từ trực tràng hoặc thấy có máu trong phân.

– Tiêu chảy mức độ vừa đến nặng có thể dẫn đến mất nước trong trường hợp nghiêm trọng.

– Sụt cân do chán ăn và các triệu chứng tiêu chảy.

– Không có khả năng đi tiêu như ý: táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai.

– Buồn nôn, mệt mỏi, thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu), sốt

Trong một số trường hợp khác, bạn cũng có thể bị đau nhức các khớp hoặc bị đau mắt.

 

3. Lưu ý về chế độ ăn khi có đợt cấp viêm đại tràng

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát và giảm các triệu chứng viêm đại tràng. Tuy nhiên mỗi người lại có  loại thực phẩm gây bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm đại tràng khác nhau. Vì vậy cần phải xác định và hạn chế những thực phẩm này.

Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra một chế độ ăn uống giúp kiểm soát tốt nhất các triệu chứng. Đồng thời có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết phù hợp với sức khoẻ của bạn.

3.1 Chế độ ăn các thức ăn lỏng

Cơn bùng phát viêm đại tràng nghiêm trọng có thể khiến cơ thể bạn không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Do đó, các thức ăn lỏng có thể hỗ trợ tăng cướng hấp thu dinh dưỡng. Việc này giúp bạn đảm bảo năng lượng cần thiết chống lại bệnh tật.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng chế độ ăn lỏng có thể có lợi cho những người bị IBD, bao gồm cả bệnh viêm đại tràng nặng.

3.2 Thực phẩm nên ăn trong đợt cấp viêm đại tràng

Không có thực phẩm cụ thể nào có thể chữa khỏi viêm đại tràng hoặc ngăn chặn hoàn toàn các đợt cấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng cho cả sức khỏe nói chung. Và chính điều đó giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

Các thực phẩm nên ăn khi bị đợt cấp viêm đại tràng

Các thực phẩm nên ăn khi bị đợt cấp viêm đại tràng.

 

Trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cao khi còn sống của chúng có thể làm trầm trọng thêm cơn bùng phát viêm đại tràng. Tức là bạn nên tránh ăn rau, củ, quả sống. Nấu chín trái cây và rau quả có thể giúp bạn có chế độ ăn uống lành mạnh bảo vệ đại tràng.

 

4. Lượng nước cần nạp vào cơ thể

Đảm bảo rằng bạn uống đủ nước mỗi ngày.

Ăn nhiều bữa nhỏ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Nếu bạn bị thiếu dinh dưỡng do viêm đại tràng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thực phẩm chức năng hoặc vitamin.

 

5. Các thực phẩm cần tránh

Thực phẩm làm tăng các triệu chứng viêm đại tràng có thể khác nhau đối với mỗi người. Tuy nhiên, nói chung, có một số thực phẩm sau đây thường cần tránh:

– Đồ uống có ga.

– Sản phẩm bơ sữa.

– Thực phẩm quá giàu chất xơ, như trái cây và rau sống.

– Thực phẩm cay: ớt, gừng, …

– Đồ chiên.

– Rượu.

– Cafein.

Ghi nhật ký ăn uống để bạn nhớ lại mọi thứ bạn ăn. Qua đó xác định bất kỳ loại thực phẩm nào làm tình trạng viêm đại tràng của bạn tồi tệ hơn.

 

6. Làm thế nào để ngăn chặn đợt viêm cấp

6.1 Điều trị triệt để

Hiện tại, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là cách chữa khỏi hoàn toàn duy nhất cho viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, bạn có thể cần phẫu thuật nếu bị ung thư đại tràng, các biến chứng nghiêm trọng do viêm đại tràng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.

Nói chung, phẫu thuật điều trị viêm đại tràng là loại bỏ đại tràng và trực tràng của bạn.

Bạn không thể ngăn hoàn toàn các cơn bùng phát mà không cần phẫu thuật. Nhưng bạn có thể thực hiện một số việc để kiểm soát chúng và giảm các triệu chứng khi chúng xảy ra. Thuốc và một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp giảm cường độ và tần suất bùng phát đợt viêm cấp tính.

6.2 Thuốc điều trị đợt cấp viêm đại tràng

Có sáu loại thuốc chính được sử dụng để điều trị, một số dài hạn và một số ngắn hạn. Dưới đây là một số thuốc điều trị viêm đại tràng tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Aminosalicylat (5-ASA)

Nhiều loại thuốc 5-ASA được giải phóng ở các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa. Chúng nhằm mục đích trực tiếp giảm viêm trong thành đại tràng.

Tofacitinib (Xeljanz)

Thuốc này ngăn chặn các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch để giảm viêm.

Thuốc corticoid

Chúng cũng giúp giảm viêm, thuộc hệ thống miễn dịch. Chúng điều trị viêm đại tràng hoạt động từ trung bình đến nặng nhưng các thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc điều hòa miễn dịch

Hoạt động trên hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh làm giảm phản ứng viêm. Chúng thường được sử dụng khi các loại thuốc khác không hiệu quả.

Thuốc kháng sinh

Thường được sử dụng khi nhiễm trùng góp phần gây ra sự bùng phát.

Thuốc sinh học

Hoạt động trên hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế protein gây viêm TNF-alpha. Chúng có thể nhanh chóng thuyên giảm nhưng cũng có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Cố gắng tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) và aspirin. Vì các loại thuốc này làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn.

Có sáu loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đợt cấp viêm đại tràng

Có sáu loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đợt cấp viêm đại tràng.

 

Hãy chắc chắn trao đổi với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc bổ sung nào bạn dùng thêm.

7. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

7.1 Điều chỉnh tâm lý

Có thể có mối liên hệ giữa căng thẳng (stress), cảm xúc và đợt cấp viêm đại tràng.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng: các chiến lược tâm lý không làm giảm hoặc ngăn chặn cơn bùng phát. Nhưng chúng đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người tham gia trong thời gian đợt viêm cấp.

7.2 Yoga và tập thể dục

Yoga cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị bệnh viêm đại tràng. Theo một nghiên cứu năm 2017, Yoga làm giảm căng thẳng và có thể giúp giảm các triệu chứng viêm đại tràng.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2017 chỉ ra là tập thể dục có thể có lợi cho những người bị IBD. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm mức độ hoạt động của bệnh. Đồng thơi giúp cải thiện giấc ngủ và điều chỉnh tâm trạng.

Theo một đánh giá nghiên cứu năm 2019, việc uống men vi sinh cùng với aminosalicylat đã làm tăng đáng kể tỷ lệ thuyên giảm viêm đại tràng. Điều này ủng hộ ý tưởng rằng vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến bệnh này.

7.3 Nghệ và các sản phẩm từ nghệ

Nghệ và các sản phẩm từ nghệ cũng có thể hiệu quả để điều trị viêm đại tràng.

Theo nghiên cứu, curcumin – một thành phần hoạt chất trong nghệ giúp tỷ lệ thuyên giảm cao hơn khi được sử dụng cùng với aminosalicylate mesalamine.

 

8. Viêm đại tràng và thai kỳ

Tổ chức Crohn’s & Colitis khuyên bạn nên đợi mang thai cho đến khi bệnh viêm đại tràng thuyên giảm ít nhất 3 tháng.

Nếu bạn thụ thai trong giai đoạn bùng phát, bạn có thể có nhiều triệu chứng hơn khi mang thai.

Bạn có khả năng có một thai kỳ khỏe mạnh nếu mắc viêm đại tràng. Nhưng bạn vẫn có khả năng bị biến chứng cao hơn so với người không mắc bệnh này. Đặc biệt nếu tình trạng viêm đại tràng của bạn đang hoạt động. Bạn có thể có nhiều nguy cơ bị:

– Sẩy thai.

– Sinh non.

– Trẻ sơ sinh nhẹ cân.

– Biến chứng khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, có thể dùng thuốc viêm đại tràng trong thời kỳ mang thai.

Trao đổi với bác sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi nào có thể có về đơn thuốc của bạn khi mang thai.

Trao đổi với bác sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi nào có thể có về đơn thuốc của bạn khi mang thai.

 

9. Quản lý đợt viêm cấp

Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng viêm đại tràng của bạn. Ngay cả khi nó đã thuyên giảm.

Khi lần đầu tiên nhận thấy cơn bùng phát, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân. Các bác sĩ điều trị có thể điều chỉnh thuốc của bạn hoặc đề xuất các lựa chọn điều trị khác.

Trong thời gian bùng phát, sử dụng khăn lau thay vì giấy khi đi vệ sinh để giảm kích ứng. Bạn cũng có thể bôi chất bảo vệ da vào ban đêm và dùng acetaminophen để giảm đau.

Cũng rất hữu ích nếu bạn nhận biết được những thứ có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bùng phát của bạn để bạn có thể tìm cách tránh chúng.

 

10. Các yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng cấp

Mỗi người bị viêm đại tràng đều có các yếu tố kích hoạt khác nhau. Dưới đây là danh sách một số yếu tố nguy cơ phổ biến nhất:

Thuốc men

Một số loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn đường ruột.

NSAID và một số loại thuốc giảm đau khác cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các đợt viêm cấp.

Nếu một số loại thuốc nhất định gây ra các triệu chứng của bạn, hãy hỏi bác sĩ để tìm các sản phẩm thay thế.

Ngừng thuốc đột ngột cũng có thể dẫn đến đợt viêm cấp. Nó đặc biệt phổ biến khi bạn ngừng dùng steroid.

Nồng độ hormone

Thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc dẫn đến tái phát. Nếu bạn có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ trước.

Rối loạn điện giải

Bất kỳ tình trạng hoặc sự nhiễm trùng nào làm thay đổi điện giải trong cơ thể cũng có thể gây đợt cấp. Điều này bao gồm tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm.

Tâm lý

Ở một số người, căng thẳng có thể góp phần làm bùng phát và gia tăng triệu chứng và tình trạng viêm.

Ở một số người, căng thẳng có thể góp phần làm bùng phát và gia tăng triệu chứng và tình trạng viêm.

Ở một số người, căng thẳng có thể góp phần làm bùng phát và gia tăng triệu chứng và tình trạng viêm.

 

Chế độ ăn.

Một số loại thực phẩm, thức ăn có thể gây bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Cố gắng xác định bất kỳ loại thực phẩm nào ảnh hưởng đến viêm đại tràng của bạn để bạn có thể tránh chúng.

Không phải lúc nào đợt viêm cấp cũng có thể được liên kết với một chất kích hoạt. Tuy nhiên, tránh các yếu tố quen thuộc gây kích thích có thể giúp bạn giảm thiểu và kiểm soát các cơn bùng phát.

Kết luận

Bạn nên đi khám càng sớm các tốt khi có các triệu chứng như:

– Thấy các cục máu đông trong phân của bạn.

– Bị tiêu chảy nặng, liên tục.

– Bị sốt cao, đau liên tục.

– Mất nước do nôn ói nhiều.

Hiện không có cách chữa trị đặc hiệu cho viêm đại tràng. Tuy nhiên, điều trị thường có thể kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả. Duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc theo đơn và tránh các tác nhân gây bệnh đã biết có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm các cơn bùng phát. Với phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể giảm thiểu hoặc không còn các triệu chứng viêm đại tràng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Lưu ý: Các loại thuốc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top