Viêm ruột thừa là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm lên và mưng mủ, khiến cho người bệnh đau, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh viêm ruột thừa nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm ruột thừa là bệnh khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Viêm ruột thừa không lây lan và không có tính di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn, nhiễm trùng ruột thừa hoặc tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa.
Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm ruột thừa, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa khá phổ biến cần được cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp viêm ruột thừa cấp cần mổ trước 6 giờ khi chưa có biến chứng. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một phương pháp điều trị hiệu quả.
Trong trường hợp nếu ruột thừa viêm không bị vỡ tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được xuất viện trong vòng 1 – 2 ngày. Nếu ruột thừa bị vỡ, người bệnh cần nằm lại viện từ 4 – 7 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe, tùy vào mức độ của bệnh và thể lực của trẻ.
Do đó người bệnh sau mổ viêm ruột thừa cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về cách vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh