Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều là bệnh lý xảy ra ở ống hậu môn, tuy nhiên, trĩ nội được xác định là xuất hiện ở phía trên đường lược, với bề mặt trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Biểu hiện có thể nhận thấy là ra máu tươi, sa, nghẹt búi trĩ và viêm da quanh vùng hậu môn.
Đối với trĩ ngoại, được tính từ phía dưới đường lược, bề mặt trĩ là những mô thành lát, tầng, kèm biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cũng bị đau, chảy máu, nhưng có kèm theo biểu hiện ngứa rát.
Trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác còn trĩ ngoại thì có nên trĩ ngoại thường kèm theo đau đớn khi bị thuyên tắc búi trĩ.
Ngoài ra, người ta phân biệt trĩ nội và ngoại bằng cấp độ bệnh. Nếu như trĩ nội được chia làm 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại không chia cấp độ mà chia thành 4 thời kỳ.
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:
Trĩ ngoại được chia thành 4 thời kỳ:
Cách điều trị trĩ nội và trĩ ngoại
Đối với cấp độ như ở trĩ nội, phương thức điều trị thường là từ độ 1 đến độ 3 bằng thuốc khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi. Khi trĩ độ 4, đám rối tĩnh mạch trĩ bị co giãn quá mức, gần như không còn khả năng phục hồi bằng phương pháp nội khoa, thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
Còn đối với trĩ ngoại, cũng tùy vào thời kỳ của bệnh, các bác sĩ sẽ xác định một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, cũng tuân theo quy tắc mức độ nhẹ thì dùng phương pháp bảo tồn, nặng hơn thì phải phẫu thuật.
Người bệnh trĩ cần tới trực tiếp bệnh viện khi thấy các dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị nhằm loại bỏ bệnh ra khỏi cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh