✴️ Phẫu thuật lấy sỏi thận

PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN LÀ GÌ?

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi. Người bệnh hầu như không biết mình bị sỏi thận vì các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, cho tới khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các biểu hiện của sỏi thận dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Lúc đầu viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng. Các triệu chứng kèm theo có thể là buồn nôn, đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu.
Hiện có nhiều phương pháp khác nhau điều trị sỏi thận trong đó phẫu thuật là phương pháp được đánh giá hiệu quả và triệt để nhất.
Các loại phẫu thuật trong điều trị sỏi thận được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Nội soi tán sỏi thận qua da
  • Nội soi niệu quản bằng nội soi mềm
  • Nội soi ổ bụng
  • Mổ mở lấy sỏi thận

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thận phù hợp nhất.
 AI CẦN PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY SỎI THẬN?

Phẫu thuật lấy sỏi thận được chỉ định khi sỏi có kích thước rất lớn, gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận hoặc gây ra các vấn đề khác như chảy máu nghiêm trọng.

Phẫu thuật lấy sỏi thận được chỉ định khi sỏi có kích thước rất lớn, gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận hoặc gây ra các vấn đề khác như chảy máu nghiêm trọng.

Bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật lấy sỏi trong các trường hợp sau:

  • Sỏi không thể tự thoát ra ngoài sau một khoảng thời gian nhất định và gây đau liên tục.
  • Sỏi có kích thước quá lớn để có thể thoát ra ngoài hoặc đã mắc kẹt ở một vị trí khó khăn nào đó.
  • Chặn dòng chảy của nước tiểu.
  • Gây nhiễm trùng đường tiết niệu liên tục
  • Gây tổn thương mô thận hoặc gây chảy máu liên tục
  • Kích thước của sỏi tăng dần qua theo dõi trên hình ảnh chụp X quang.

Trước đây, mổ mở hay phẫu thuật mở được áp dụng phổ biến nhất. Thời gian phục hồi sau mổ mở là từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều lựa chọn phẫu thuật mới với nhiều ưu điểm hơn.
TẠI SAO PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN LẠI CẦN THIẾT?

Không chỉ gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh, sỏi thận còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như tắc đường tiểu, suy thận cấp và mạn tính, vỡ thận...

Không chỉ gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh, sỏi thận còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như tắc đường tiểu, suy thận cấp và mạn tính, vỡ thận…

Không chỉ gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh, sỏi thận còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:

  • Tắc đường tiểu: sỏi hình thành trong lòng đường tiểu (đài thận, bồn thận, bóng đái) đều có thể rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Hệ niệu đạo sẽ phản ứng bằng cách co bóp mạnh để đẩy sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều này sẽ gây ra những cơn đau tại thận như đau vùng bụng sườn, giữa xương sườn và hông, đau ở hông… Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Cuối cùng là bí tiểu.
  • Nhiễm trùng: nếu sỏi nằm quá lâu trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, dễ dẫn tới nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là đau gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu. Trường hợp nặng, người bệnh bị sốt cao, tiểu mủ.
  • Suy thận cấp và mạn tính: tình trạng nhiễm trùng, ứ thận kéo dài ở thận có thể hủy hoại dần chủ mô thận. Vắng khoảng 50% số đơn vị thận, con người vẫn có thể sống bình thương nhưng đến mức vắng 75% số đơn vị thận vì suy thận sẽ xảy ra.
  • Vỡ thận: đây là một biến chứng rất hiếm gặp, xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top