Thoát vị là một tình trạng phổ biến trong đó một phần của cơ quan nội tạng hoặc mô bị phình ra qua cơ. Thoát vị bẹn xảy ra khi ruột hoặc mỡ từ ổ bụng lồi ra qua thành bụng dưới vào vùng bẹn. Các kiến thức cơ bản về thoát vị bẹn sẽ được mô tả trong bài viết này.
1. Tổng quan
1.1 Thoát vị bẹn (inguinal hernia) là gì?
Thoát vị là một phần mô nhô ra từ một vùng trên cơ thể xuyên qua thành cơ được cho là chứa nó. Thoát vị có thể xuất hiện khi mới sinh do cấu trúc chưa đóng hoàn toàn. Hoặc do chúng có thể phát triển muộn hơn do áp lực tăng lên đẩy vào một vùng cơ bị suy yếu hoặc lớp cân mạc. Thoát vị bẹn xảy ra ở khoảng 5 trong số 100 trẻ em. Thường gặp ở bé trai hơn bé gái. Đây cũng là loại thoát vị phổ biến nhất.
1.2 Các loại thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có thể được chia làm 2 dạng: thoát vị bẹn trực tiếp hoặc gián tiếp. Thoát vị gián tiếp, xuất hiện ngay từ khi mới sinh là kết quả của sự đóng không hoàn toàn của ống bẹn. Ở nam giới, tinh hoàn đi xuống từ vị trí ban đầu trong ổ bụng vào bìu qua ống bẹn. Thoát vị bẹn trực tiếp là kết quả của sự suy yếu của cơ bụng dưới.
Thoát vị bẹn có thể gây đau hoặc không. Chúng thường được thấy như một khối phồng ở háng, môi âm hộ hoặc bìu lớn dần theo thời gian. Thoát vị bẹn thường có thể tự đẩy trở lại ổ bụng tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng để đưa khối thoát vị về đúng vị trí và đóng lỗ thông.
1.3 Thoát vị nghẹt là gì?
Sưng nề, tăng áp lực có thể dẫn đến kẹt, chèn ép các cơ quan. Điều này cuối cùng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ quan, dẫn đến hoại tử. Thoát vị nghẹt thường đi kèm với cơn đau dữ dội. Và đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức. Mục đích để ngăn ngừa hoại tử mô (chết tế bào).
Nghẹt ruột là một trường hợp cấp cứu y tế có thể đe dọa đến tính mạng, cần được điều trị ngay.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời đối với các khối phồng ở bẹn, bìu hoặc môi âm hộ, đặc biệt nếu chúng tăng kích thước hoặc gây đau đớn, hoặc nếu bạn đã được điều trị thoát vị bẹn nhưng các triệu chứng vẫn tái phát.
2. Các triệu chứng
Một số trường hợp thoát vị xảy ra mà không có triệu chứng. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khối phồng ở bẹn, bìu hoặc môi âm hộ. Nó có thể tăng kích thước khi tăng áp lực ổ bụng (ho, khiêng nặng,…). Khu vực bị thoát vị này có thể bị đau.
2.1 Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng phổ biến của thoát vị vùng bẹn bao gồm:
Phồng hoặc cục u ở bẹn
Khối u to ra khi tăng áp lực ổ bụng
Khối u có thể giảm nhẹ với áp lực nhẹ
Cục đau
Đau lan xuống chân
Đỏ da nổi cục
Sưng môi âm hộ hoặc bìu
2.2 Các triệu chứng nghiêm trọng
Trong một số trường hợp, thoát vị vùng bẹn có thể đe dọa đến tính mạng.
Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như không thể đi tiêu hoặc đi tiêu đầy hơi
Cao sốt (cao hơn 38 độ C)
Tăng sưng của một khối thoát vị đã biết
Không tiết ra nước tiểu hoặc trẻ sơ sinh không tiết ra lượng tã ướt thông thường
Khối phồng hoặc khối mới gây đau đớn
Đau bụng dữ dội
Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng
3. Nguyên nhân nào gây ra thoát vị vùng bẹn?
Thoát vị bẹn có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc có thể phát triển theo thời gian.
Các lỗ thoát vị xuất hiện khi mới sinh được gọi là thoát vị bẩm sinh và cũng được gọi là thoát vị gián tiếp. Chúng là kết quả của sự đóng không hoàn toàn của ống bẹn, ống mà qua đó tinh hoàn đi xuống từ vị trí ban đầu trong ổ bụng vào bìu. Thoát vị bẹn trực tiếp phát triển sau này trong cuộc sống do sự suy yếu của cơ bụng dưới.
Thoát vị có tính di truyền trong một số gia đình.
3.1 Các yếu tố nguy cơ của thoát vị vùng bẹn là gì?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thoát vị vùng bẹn. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị thoát vị. Các yếu tố nguy cơ của thoát vị vùng bẹn bao gồm:
Táo bón mạn tính
Ho mạn tính
Phì đại tuyến tiền liệt hoặc các tình trạng khác có thể dẫn đến căng thẳng khi đi tiểu
Tiền sử gia đình bị thoát vị
Nâng hoặc đẩy vật nặng, gắng sức
Cân nặng khi sinh thấp
Giới tính nam
Thiếu hụt dinh dưỡng
Béo phì
Sinh non
Hút thuốc
Sử dụng steroid
Tinh hoàn ẩn
3.2 Giảm nguy cơ thoát vị vùng bẹn
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc thoát vị bằng những cách sau:
Tránh nâng hoặc đẩy vật nặng
Tránh làm việc quá sức
Tránh căng thẳng để đi tiểu
Ăn uống lành mạnh
Duy trì cân nặng hợp lý
Kiểm soát táo bón và tránh căng thẳng để đi tiêu
Bỏ thuốc lá
4. Điều trị như thế nào?
Cách chữa thoát vị vùng bẹn hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật và thường được thực hiện khi khối thoát vị tăng kích thước hoặc trở nên khó chịu. Trong quá trình phẫu thuật, các mô và cơ quan thoát vị được đẩy trở lại khoang bụng. Phần phúc mạc bị kéo nhô ra sẽ bị loại bỏ, phần khuyết phúc mạc được đóng lại. Lỗ thông trong thành bụng cũng được đóng lại và nó thường được gia cố bằng một tấm lưới để giảm nguy cơ tái phát.
Các khối thoát vị nhỏ có thể được theo dõi đơn giản. Một số trường hợp được sử dụng dụng cụ đeo hỗ trợ vùng thoát vị.
5. Những biến chứng tiềm ẩn của bệnh thoát vị vùng bẹn là gì?
Các biến chứng của thoát vị vùng bẹn không được điều trị có thể nghiêm trọng. Thậm chí nó có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉ định. Các biến chứng của thoát vị vùng bẹn bao gồm:
Tắc ruột
Nghẹt ruột
Hoại tử (chết) các mô và hoại thư, trường hợp này cần phẫu thuật.
Tổn thương thần kinh
Shock
Chấn thương tinh hoàn
Theo thời gian, nguy cơ thoát vị tăng lên khi thành cơ của bụng yếu đi và các mô, cơ quan bị phình ra nhiều hơn. Khối thoát vị sẽ không tự lành, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.
Hy vọng những thông tin trong bài về thoát vị bẹn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, càng để kéo dài càng nguy hiểm. Do đó nên chủ động thăm khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh