Có rất nhiều vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng. Những tình trạng này bao gồm hội chứng ruột kích thích, táo bón, trĩ, nứt hậu môn, áp xe, viêm đại tràng, polyp, ung thư đại tràng,…. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, bao gồm cả chế độ ăn uống và sinh hoạt. Các nguyên nhân khác chưa được xác định rõ. Bài viết này sẽ mô tả một số vấn đề về các bệnh đại trực tràng phổ biến.
Đại tràng dài khoảng 148 – 190 cm và trực tràng dài khoảng 11 – 15 cm. Đây là 2 trong số các thành phần cuối cùng của ống tiêu hóa.
Rối loạn chức năng là tình trạng ruột trông bình thường nhưng không hoạt động bình thường. Đây là những vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng. Nguyên nhân trực tiếp thường không được biết.
Táo bón là đi ngoài phân nhỏ, cứng, khó đi hoặc đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần. Táo bón có thể do:
Người bị táo bón có thể căng thẳng khi đi cầu hoặc đi ngoài ra phân rất cứng. Phân cứng có thể dẫn đến các vấn đề về hậu môn như nứt (vết nứt gây đau ở hậu môn) hoặc bệnh trĩ.
Tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có khả năng bị tiêu chảy. Trung bình, người lớn Ở Hoa Kỳ bị tiêu chảy cấp tính mỗi năm một lần. Trẻ nhỏ mắc bệnh này trung bình hai lần một năm.
Tiêu chảy được điều trị bằng cách thay thế chất lỏng và chất điện giải bị mất để ngăn mất nước. Tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể cần thuốc để ngăn tiêu chảy hoặc điều trị nhiễm trùng. Người lớn bị tiêu chảy nên uống nước lọc, nước hoa quả, đồ uống thể thao, nước ngọt không chứa caffein và nước dùng mặn. Khi các triệu chứng của bạn được cải thiện, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn với các thức ăn mềm, nhạt. Trẻ bị tiêu chảy cần được uống các dung dịch bù nước để thay thế chất lỏng và chất điện giải đã mất.
Ruột dễ bị kích thích hoặc nhạy cảm là tình trạng cơ đại tràng co lại (thắt chặt) theo kiểu bất thường. Do đó có thể dẫn đến một số bệnh lý.
Viêm đại tràng gây tiêu chảy, chảy máu trực tràng , đau quặn bụng và đi cầu gấp (tăng nhu cầu đi vệ sinh).
Điều trị bằng cách tránh các loại thực phẩm làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với các triệu chứng cụ thể, kiểm soát stress và thuốc.
Rối loạn cấu trúc là những rối loạn trong đó có một thành phần bất thường. Thành phần đó có thể cần được loại bỏ, thay đổi hoặc sửa chữa bằng một cuộc phẫu thuật. Những điều này có thể bao gồm việc cắt bỏ một phần đại tràng vì viêm túi thừa hoặc ung thư.
Trĩ là tình trạng sưng và viêm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn hoặc trực tràng dưới. Trĩ nội là tình trạng trĩ xảy ra ở các búi mạch máu nằm bên trong lỗ hậu môn. Trĩ nội trở nên to hơn do một số nguyên nhân ví dụ như căng thẳng hoặc mang thai. Khi đó, chúng có thể bị kích thích và bắt đầu chảy máu. Đôi khi, các búi trĩ nội có thể đủ lớn để phình ra bên ngoài lỗ hậu môn.
Chăm sóc truyền thống cho bệnh trĩ nội bao gồm: cải thiện thói quen đi tiêu; sử dụng thuốc làm tăng độ đàn hồi thành mạch, thuốc giảm đau, sát trùng; chích xơ; thắt vòng cao su; quang đông hồng ngoại; phẫu thuật.
Trĩ ngoại là trĩ ở những tĩnh mạch nằm ngay dưới lớp da bên ngoài hậu môn. Thông thường, chúng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đôi khi, cục máu đông (do tắc nghẽn) có thể hình thành và có thể rất đau.
Nứt hậu môn là sự tổn thương ở lớp niêm mạc hậu môn xảy ra sau chấn thương. Điều này có thể xảy ra do phân cứng hoặc thậm chí là tiêu chảy.
Các vết nứt thường tự lành. Nếu chúng không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc mỡ hoặc thuốc để giảm đau. Trong một số trường hợp nhất định, phẫu thuật có thể được đề nghị nếu vết rách không lành do cơ thắt quá mức.
Rò hậu môn là một vết nứt hoặc rách ở niêm mạc hậu môn.
Rò hậu môn gây chảy máu và đau rát dữ dội sau khi đi tiêu. Cơn đau là do co thắt cơ vòng, bị vết rách này tiếp xúc với không khí. Rò hậu môn thường bị nhầm với bệnh trĩ.
Trong khoảng 50% trường hợp sau khi đã dẫn lưu áp xe quanh hậu môn, một đường hầm sẽ phát triển từ tuyến ở bên trong hậu môn đến vùng da xung quanh hậu môn. Đây được gọi là lỗ rò. Các lỗ rò chảy dịch nhầy lên da và máu. Chúng hiếm khi tự lành và thường cần phẫu thuật.
Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ lồi ra ở niêm mạc ruột. Điều này xảy ra khi niêm mạc bị đẩy qua các điểm yếu trong cơ thành ruột. Chúng thường xuất hiện ở đại tràng sigma, nơi mà đại tràng chịu áp lực cao nhất.
Bệnh túi thừa rất phổ biến, có thể do chế độ ăn ít chất xơ. Bệnh này hiếm khi biểu hiên ra triệu chứng trừ khi túi bị tắc và nhiễm trùng. Đây được gọi là viêm túi thừa và xảy ra ở khoảng 10% những người có túi thừa.
Đôi khi tình trạng bệnh gây chảy máu. Khoảng một nửa số bệnh nhân có biến chứng túi thừa sẽ cần phẫu thuật.
Áp xe quanh hậu môn là một túi mủ do tuyến hậu môn bị tắc và nhiễm trùng.
Vùng hậu môn có các tuyến nhỏ ở bên trong hậu môn mở ra và có thể giúp phân ra ngoài. Khi một trong những tuyến này bị tắc nghẽn, nhiễm trùng có thể phát triển và có thể có áp xe (một túi mủ). Điều trị bằng cách dẫn lưu ổ áp xe.
Mụn cóc ở hậu môn – trực tràng là những nốt mọc nhỏ trên da trông giống như những bông súp lơ nhỏ màu hồng và do vi rút (HPV) gây ra.
Ung thư đại tràng và trực tràng là một vấn đề sức khỏe lớn ngày nay. Nó xảy ra khi các tế bào trong niêm mạc đại trực tràng phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát. Nhiều yếu tố góp phần vào sự mất kiểm soát này, bao gồm môi trường, chế độ ăn uống của chúng ta và di truyền.
Bất thường đầu tiên ở ruột trong ung thư đại tràng là một khối polyp. Đó là một khối u nhỏ có thể trông giống như nấm nhô ra từ niêm mạc. Có nhiều loại polyp, và không phải loại nào cũng biến thành ung thư. Tuy nhiên, cần loại bỏ các polyp này trước khi chúng phát triển nặng, ngăn ngừa sự tiến triển thành ung thư.
Khi ung thư phát triển, nó phải được loại bỏ bằng phẫu thuật. Hóa trị có thể được đề xuất cho ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Một số bệnh ung thư trực tràng có thể phải điều trị bằng xạ trị.
Với sự điều trị kịp thời, nhanh chóng của y học hiện đại, hầu hết mọi người có thể được chữa khỏi ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường có thể lo lắng về việc phải đeo túi phân nhân tạo trên bụng.
Ung thư đại – trực tràng thường xuất phát từ các polyp. Vì vậy, một thủ thuật nội soi có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng cách tìm và loại bỏ các polyp.
Những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn bao gồm những người đã từng bị polyp hoặc ung thư trong quá khứ, hoặc những người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng. Hoặc có các tiền sử mắc các bệnh lý:
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc bên trong của đại tràng.
Có một số loại viêm đại tràng, bao gồm:
Nhiều bệnh đại trực tràng có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời. Những người có các triệu chứng của bất kỳ tình trạng nào trong số này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Quan trọng nhất, ung thư đại trực tràng là bệnh có thể phòng ngừa được. Hãy hỏi bác sĩ khi bạn cần đánh giá để tìm polyp. Đối với những người không có tiền sử gia đình và không có triệu chứng, khuyến cáo hiện tại là mọi người nên nội soi đại tràng lần đầu tiên ở tuổi 50.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh