✴️ Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Nội dung

Viêm đại tràng một trong những bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa, dễ chuyển biến thành mãn tính và có nguy cơ gây ung thư đại tràng nếu không được điều trị dứt điểm. Vậy người bệnh viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

 

1. Bệnh lý viêm đại tràng

Đại tràng là một bộ phận quan trọng và dễ tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa. Bởi đây là nơi chứa đựng và chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Vì thế, đây là một trong những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hay lan tỏa ở vùng niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng được chia ra thành 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm cấp tính thường xảy ra đột ngột và có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Khi khởi phát, người bệnh sẽ bị đau dọc theo khung đại tràng hoặc đau thắt vùng bụng dưới, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh,..

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước và điện giải nhanh chóng, thậm chí có thể bị trụy tim mạch. Một số trường hợp phát triển thành viêm đại tràng mãn tính kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Khi này, bệnh rất dễ biến chứng gây thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy hệ tiêu hóa có những biểu hiện và triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

 

2. Biến chứng của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

– Xuất huyết đại tràng: xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi này, lớp nhung lông bảo vệ đại tràng bị tổn thương và trơ trụi sau khi điều trị kháng sinh dài ngày, sử dụng chất kích thích, ăn uống không hợp vệ sinh,.. Từ đó, niêm mạc đại tràng bị xung huyết và chảy máu. Tình trạng chảy máu ồ ạt nếu không can thiệp kịp thời cơ thể nguy hại đến tính mạng người bệnh.

– Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng kéo dài có thể gây biến chứng giãn đại tràng. Tình trạng này khiến chức năng tiêu hóa bị suy yếu trầm trọng dẫn đến nguy cơ viêm loét và thủng đại tràng gấp nhiều lần.

– Thủng đại tràng: Tình trạng này xảy ra do điều trị kháng sinh nhiều đợt khiến các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt và lớp lông nhung cũng trở nên trơ trọi. Vết loét ăn sâu vào đại tràng và bào mòn thành đại tràng. Lâu ngày dẫn đến nguy cơ thủng đại tràng rất nguy hiểm.

– Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý viêm đại tràng. Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tái phát nhiều lần khiến các tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành u ác tính ở đại tràng.

 

3. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì để hiệu quả?

Thực tế, hiện nay vẫn chưa có các điều trị viêm đại tràng triệt để. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng viêm đại tràng. Vậy bệnh viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Theo các chuyên gia y tế, sử dụng kháng sinh Tây y là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm đại tràng là:

Thuốc Tây y có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm đại tràng hiệu quả

Thuốc Tây y có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm đại tràng hiệu quả

3.1. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng

Khi xuất hiện các dấu hiệu như đau và co thắt vùng bụng, người bệnh có thể được chỉ định thuốc No – spa, spasfon, duspatalin,…. Tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà có liều lượng như:

– Thuốc Trimebutine (Debridat): hàm lượng 100mg/viên, sử dụng 1-6 viên/ngày.

– Thuốc Mebeverine (Duspatalin): thuốc dạng viên nén, có hàm lượng 100mg, sử dụng từ 2-4 viên/ngày.

– Thuốc Phloroglucinol (Spasfon): dạng viên, có hàm lượng 80mg, uống 4 viên/ngày. Liều sử dụng dạng viên đặt dưới lưỡi là 2 viên/ngày. Ngoài ra, thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch có hàm lượng 40mg, liều sử dụng từ 1-3 ống/ngày.

Các loại thuốc trên có công dụng giảm đau, chống co thắt đồng thời có tác dụng giúp người viêm đại tràng giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi, rối loạn vận động,…

3.2. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc giảm táo bón

Khi người bệnh đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Phân khô và cứng, đại tiện gây đau hậu môn thì sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm táo bón. Nhóm thuốc này có tác dụng nhuận tràng và làm mềm phân. Một số loại thuốc trị táo bón:

– Thuốc Laxan: Thuốc được bào chế dạng viên nén, sử dụng từ 1 – 2 viên/ngày cho người trưởng thành.

– Thuốc Normacol: thuốc được bào chế dưới dạng cốm bao đường, dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

– Thuốc Forlax: thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch, uống từ 1 – 2 gói/ngày.

– Thuốc Macrogol: được bào chế ở dạng dung dịch, thành phần tương tự như thuốc Forlax. Người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chữa táo bón có thể được sử dụng kéo dài cho tới khi việc đại tiện diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, khẩu phần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, vùng đen, rau lang,…

3.3. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc chống tiêu chảy

Khi có dấu hiệu tiêu chảy, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc nhằm làm chậm nhu động ruột, tạo màng bọc lớp niêm mạc để cầm tiêu chảy. Một số loại thuốc chữa tiêu chảy phổ biến người bệnh có thể được chỉ định:

– Loperamide: liều dùng khởi đầu 2 viên/ lần, nếu tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì cứ 4 – 6h uống 1 viên

– Diarsed: thuốc được bào chế dạng viên bao đường. Trong trường hợp tiêu chảy cấp, sử dụng 2 viên/lần trong lần uống đầu tiên. Trong trường hợp tiêu chảy mãn tính thì uống từ 1-2 viên/ngày.

– Các thuốc tiêu chảy khác là Smecta, Actapulgite, Imodium,…

3.4. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng

Khi người bệnh có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại than hoạt tính như thuốc Carbophos, Debridat, Duspatalin, Sorbitol, Motilium-M…

3.5. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Thuốc diệt khuẩn đường ruột

Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể được chỉ định:

– Thuốc Metronidazol: bào chế dạng viên nén 250mg,  liều dùng 4 viên/ ngày.

– Thuốc Ciprofloxacin 500mg: một dạng kháng sinh nhóm quinolon, có thể bào chế dạng viên hoặc dung dịch, liều dùng  4 viên/ngày.

– Thuốc Biseptol 480mg: Liều dùng 2 viên/ ngày.

Lưu ý: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng tối đa từ 5-7 ngày để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

 

4. Ưu – nhược điểm của thuốc Tây y chữa viêm đại tràng

4.1. Ưu điểm

– Có tác dụng nhanh chóng: Các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… sẽ giảm rõ rệt hoặc biến mất trong một thời gian ngắn sau khi sử dụng thuốc.

– Sử dụng tiện lợi, giá bán phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.

4.2. Nhược điểm

– Xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài. Bởi viêm đại tràng là bệnh lý rất dễ bị tái phát. Mỗi lần phát bệnh, người bệnh thường phải sử dụng thuốc kháng sinh khác nhau để chữa trị. Điều này khiến vi khuẩn quen dần với độc tính của kháng sinh và kháng lại các kháng sinh đó. Khi này, việc sử dụng thuốc không nhưng không hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm  như nôn mửa, ngộ độc, suy gan, suy thận, ảnh hưởng thần kinh,…

– Việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể người bệnh  bị trữ nước, béo phì, tiểu đường,..

– Thuốc kháng sinh có thể đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn và những vi khuẩn có hại trong đường ruột. Lâu ngày sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm lớp bảo vệ thành đại tràng bị suy yếu. Điều này khiến người bệnh thường bị đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.

– Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng mang tính chất tạm thời. Người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu điều trị không có hiệu quả dứt điểm.

 

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm đại tràng

Để mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý:

5.1. Dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, nhiều loại nhiều loại thuốc kháng sinh thế hệ mới chỉ được phép sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, tình trạng tự ý mua thuốc để tự điều trị khá phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có những trường hợp người bệnh không còn loại thuốc nào có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Do đó, việc sử dụng thuốc khi chữa bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

5.2. Dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định

Một đợt điều trị viêm đại tràng bằng thuốc kháng sinh thường được kéo dài liên tục từ 7-10 ngày. Với những trường hợp nặng hoặc đang trong giai đoạn tiến triển nặng, người bệnh buộc phải kéo dài thời gian dùng thuốc.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không được ngừng thuốc hoặc giảm liều lượng đột ngột khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Bởi khi này, vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Chúng có thể kháng lại thuốc dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, bệnh nặng hơn,… Người bệnh buộc phải sử dụng kháng sinh mạnh hơn so với giai đoạn điều trị trước.

Đồng thời, người bệnh không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi mẩn ngứa, viêm dạ dày, sốc phản vệ,…

5.3. Xem kỹ hạn sử dụng của thuốc Tây y

Người bệnh cần lưu ý hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng. Nhiều loại thuốc sử dụng khi quá hạn sẽ sinh ra độc tố gây hại đến gan, thận và sức khỏe của bản thân người bệnh.

5.4. Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác

Trên thực tế, nhiều người bệnh có thói quen sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác khi bệnh có dấu hiệu tái phát. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Đồng thời có thể khiến tình trạng viêm đại tràng càng trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn cũng mạnh mẽ hơn.

5.5. Sử dụng thuốc theo đúng đối tượng

Thuốc kháng sinh ít khi được chỉ định cho phụ nữ có thai, người bị suy thận, suy gan. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh với liều dùng khác nhau. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

5.6. Uống thuốc đúng thời điểm

Đa phần, thuốc kháng sinh được chỉ định uống sau khi ăn để hạn chế các tác dụng lên đường ruột. Nhưng có một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống trước hoặc trong bữa ăn. Người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Trên đây là những thông tin về việc viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi. khi nhận thấy hệ tiêu hóa có những biểu hiện và triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top