✴️ Đau đầu mạn tính

Các nguyên nhân gây đau đầu

Năm 2007, Hiệp hội đau đầu thế giới chia đau đầu ra thành ba nhóm:

  1. Đau đầu nguyên phát
  2. Đau đầu thứ phát
  3. Chứng đau thần kinh sọ, đau thần kinh mặt và các chứng đau đầu khác.

Nhóm đau đầu nguyên phát thường không rõ căn nguyên, các điều kiện thuận lợi như rối loạn tâm lý cảm xúc, căng thẳng, rối loạn nội tiết và rối loạn vận mạch não. Nhóm này gồm các loại đau đầu như: đau đầu migraine hay còn gọi là đau nửa đầu do rối loạn vận mạch, đau đầu căng thẳng, đau đầu thành chập.

Đau đầu migraine hay còn gọi là cơn đau nửa đầu do rối loạn vận mạch thường không rõ căn nguyên, biểu hiện bằng rối loạn vận mạch não. Loại đau đầu này thường gặp ở nữ hơn ở nam giới với tỷ lệ 3: 1 và thường xuất hiện ở người trẻ đang tuổi lao động. Đặc biệt, cơn đau nửa đầu có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới: đau đầu xảy ra trước hai ngày hoặc kết thúc chu kỳ hành kinh.

Đau đầu căng thẳng là nhóm hay gặp nhất, thường ở nam giới với tỷ lệ 5 nam / 4 nữ. Nguyên nhân thường liên quan đến căng thẳng.

Cơn đau đầu thành chập hay xảy ra vùng hố mắt trên hốc mắt 1 bên hoặc vùng thái dương. Cơn kéo dài từ 15-180 phút nếu không được điều trị, có thể kèm theo kích ứng kết mạc, chảy nước mắt, nghẹt sổ mũi 1 bên, phù nề mí mắt, đổ mồ hôi trán và mặt…

     các nguyên nhân gây đau đầu

Nhóm đau đầu thứ phát thường có nguyên nhân như do chấn thương sọ não, chấn thương vùng cổ gáy gây tụ máu não, tụ mãu dưới màng cứng. Hoặc do gãy xương cột sống hoặc trượt đốt sống cổ gây đè ép tủy cổ. Nếu chẩn đoán sớm sẽ có can thiệp ngoại khoa sớm giúp bệnh nhân hồi phục nhanh.

Ngoài ra, trong nhóm đau đầu thứ phát còn có đau đầu do lạm dụng quá mức các thuốc giảm đau: trường hợp này cũng hay gặp do bệnh nhân dùng thuốc không theo chỉ dẫn của thầy thuốc dẫn tới tình trạng đau đầu do lạm dụng thuốc giảm đau, đau đầu do các bệnh lý cơ quan khác nhau như bệnh lý mũi xoang (viêm xoang), mắt (thiên đầu thống, tật khúc xạ mắt, cổ gáy, đau đầu do căn nguyên rối loạn tâm thần, đau đầu do động kinh...)

Chứng đau dây thần kinh sọ mặt, đau nửa mặt, đau dây thần kinh số năm.., đau thần kinh vùng chẩm hay gọi là chứng đau thần kinh Arnold.

Các triệu chứng đau đầu cần được coi là cấp cứu:

  • Đau đầu đột ngột dữ dội, kết hợp gáy cứng.
  • Đau đầu kết hợp sốt cao, co giật hoặc lú lẫn hoặc mất ý thức.
  • Đau đầu sau 1 cú đánh hoặc kết hợp đau mắt, đau tai.
  • Đau đầu dai dẵng hoặc ngày 1 tăng trên 1 người bệnh không có tiền sử đau đầu đặc biệt.
  • Đau đầu dai dẳng ở trẻ em.
  • Ngoài ra, những người có tiền sử đau đầu vận mạch, nhưng xuất hiện cơn đau mới trầm trọng hơn và kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: tê bì tay chân, hoặc mờ mắt hoặc có biểu hiện cơn thoáng ngất hoặc thoáng quên.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc đau đầu mãn tính 

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đau đầu mãn tính như:

  • Nữ giới
  • Lo lắng
  • Trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Béo phì
  • Ngáy
  • Lạm dụng caffeine
  • Lạm dụng thuốc đau đầu
  • Các tình trạng đau mãn tính khác​

     đau đầu mạn tính

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của đau đầu mãn tính

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với đau đầu mãn tính hàng ngày:

  • Tự chủ. Hướng đến cuộc sống trọn vẹn và hài lòng. Làm việc với bác sĩ để phát triển một kế hoạch điều trị phù hợp cho mình. Chăm sóc bản thân tốt. Làm những việc nâng cao tinh thần của bạn.
  • Tìm kiếm sự thông hiểu. Đừng mong chờ bạn bè và những người thân tự biết hết những gì là tốt nhất cho bạn. Hãy yêu cầu những gì bạn cần, cho dù đó là thời gian một mình hoặc ít chú ý đến cơn đau đầu của bạn.
  • Kiểm tra các nhóm hỗ trợ. Bạn có thể thấy hữu ích khi nói chuyện với những người bị đau đầu tương tự.
  • Xem xét tư vấn. Nhà tư vấn hoặc nhân viên trị liệu cung cấp những hỗ trợ và có thể giúp bạn quản lý căng thẳng. Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể giúp bạn hiểu những ảnh hưởng tâm lý của cơn đau đầu. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy liệu pháp hành vi nhận thức có thể làm giảm tần số đau đầu và mức độ nghiêm trọng của nó.

Xem thêm: Cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top