A. Tính chất
Mật đà tăng là một thứ bột màu vàng cam đỏ, to nhỏ không đều, có những tinh thể óng ánh. Tỷ trọng cao không mùi vị.
B. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của mật đà tăng là chì oxit (PbO), tuy nhiên cũng còn lại một phần chì chưa bị oxy hóa. Ngoài ra, trong mật đà tăng còn lẫn nhiều tạp chất như Al3, Sb3+ hoặc Sb4+, Fe3+, Ca2+ và Mg2+.
C. Công dụng và liều dùng.
- Mật đà tăng được dùng cả trong đông y và tây y; hiện nay đông y hay dùng hơn để chế cao dán nhọt, đôi khi cũng dùng để uống. Tây y cũng dùng để nấu cao dán nhọt, nhưng hiện ít dùng, cho là loại thuốc dùng nguy hiểm.
- Theo tài liệu cổ mật đà tăng có vị mặn, cay, tính bình và hơi độc, vào kinh can có tác dụng trừ đờm, sát trùng, thu liễm trấn kinh. Dùng chữa ngũ trĩ, tẩy vết xạm ngoài da, chủ yếu chế cao dán nhọt.
- Liều uống hàng ngày là 0,5g đến 1g; tuy nhiên những người trúng hàn không phải
- Thực tà cấm dùng. Dùng lâu có thể gây nhiễm độc chì, do đó cần thận trọng.
D. Đơn thuốc có mật đà tăng dùng trong đông y:
- Chữa miệng hôi thối: Mật đà tăng 4g, hòa ấm súc miệng, nhổ đi.
- Chữa hôi nách: Mật đà tăng 100g, bạch chỉ 60g tán bột. Bôi xoa vào nách. Nếu chữa vết loét cần hòa vào dầu vừng mà bôi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp