Những thông tin cần biết về hội chứng Tourette

Tics thường xuất hiện ở độ tuổi từ 2 đến 15, trung bình khoảng 6 tuổi. Trẻ trai có khả năng mắc hội chứng Tourette cao gấp 3-4 lần so với nữ giới.

Mặc dù không có cách điều trị hội chứng Tourette nhưng vẫn có phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Nhiều người mắc hội chứng Tourette không cần điều trị khi các triệu chứng không gây khó chịu. Tics thường giảm bớt hoặc được kiểm soát sau những năm thiếu niên.

Các triệu chứng của hội chứng Tourette

Tics - chuyển động hoặc âm thanh đột ngột, ngắn, ngắt quãng - là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng Tourette. Những rối loạn này có thể nhẹ đến nặng. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp, hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

Tics được phân loại thành 2 loại, gồm:

  • Tics đơn giản: Những tics đột ngột, ngắn và lặp đi lặp lại này liên quan đến một số nhóm cơ giới hạn nhất định
  • Tics phức tạp: Những kiểu chuyển động phối hợp, khác biệt này liên quan đến các nhóm cơ khác.

Tics cũng có thể liên quan đến chuyển động (tics muscle) hoặc âm thanh (tics vocal). Tics vận động thường xuất hiện sớm hơn trước so với tics âm thanh. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có một triệu chứng tics khác khau.

 

Tics vận động thường thấy trong hội chứng Tourette

  • Tics đơn giản: Nháy mắt, giật đầu, nhún vai, nháy mắt và đảo mắt liên tục, co kéo mũi, miệng chuyển động.
  • Tics phức tạp: Chạm hoặc ngửi đồ vật, lặp lại các chuyển động quan sát được, bước theo một khuôn mẫu nhất định, cử chỉ tục tĩu, nhảy, uốn hoặc xoắn vặn người.

 

Tics âm thanh thường xuất hiện trong hội chứng Tourette

  • Tics đơn giản: phàn nàn, ho, khạc nhổ, bắt chước tiếng động vật
  • Tics phức tạp: lặp lại một từ hoặc cụm từ của chính mình, lặp lại một từ hoặc cụm từ của người khác, sử dụng từ thô tục, chửi thề.

Ngoài ra, tics có thể:

  • Khác nhau về loại, tần suất và mức độ nghiêm trọng
  • Triệu chứng nặng hơn khi bị ốm, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi hoặc phấn khích
  • Xảy ra trong khi ngủ
  • Thay đổi theo thời gian
  • Triệu chứng nặng trong những năm đầu tuổi thiếu niên và cải thiện khi sang tuổi trưởng thành

Trước khi bắt đầu chứng tics vận động hoặc âm thanh, người bệnh có thể cảm thấy cơ thể không thoải mái (cảm giác bị thôi thúc) chẳng hạn như ngứa, hoặc căng thẳng. Biểu hiện của tics mang lại sự giải tỏa cho người bệnh, nhưng nếu người bệnh cố gắng kiểm soát các triệu chứng, họ hoàn toàn có thể tạm dừng các hành động hoặc các âm thanh không mong muốn.

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Tourette vẫn chưa được biết. Đó là một chứng rối loạn phức tạp có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Hóa chất trong não truyền xung thần kinh (dẫn truyền thần kinh), bao gồm dopamine và serotonin, có thể đóng một vai trò nào đó.

 

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ đối với hội chứng Tourette bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: có tiền sử gia đình mắc hội chứng Tourette hoặc các rối loạn tics khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Tourette
  • Giới tính: Nam giới có khả năng mắc hội chứng Tourette cao gấp ba đến bốn lần so với nữ giới.

 

Hậu quả của hội chứng Tourette

Những người mắc hội chứng Tourette thường có cuộc sống lành mạnh, năng động. Tuy nhiên, hội chứng Tourette thường liên quan đến những khó khăn về hành vi và xã hội có thể gây hại cho hình ảnh bản thân của họ.

Các bệnh lý có liên quan đến hội chứng Tourette bao gồm:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Hội chứng tự kỷ
  • Khả năng học tập kém
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Đau liên quan đến tics, đặc biệt là đau đầu
  • Vấn đề quản lý cơn giận

 

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Không phải tất cả các tic đều là dấu hiệu của hội chứng Tourette. Nhiều trẻ xuất hiện triệu chứng tics và tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu trẻ có những động tác hoặc âm thanh bất thường, bố mẹ cần cho trẻ đi khám các bác sĩ nhi khoa để xác định nguyên nhân và loại trừ các yếu tố nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top