Cảm xúc là sự phản ánh thế giới khách quan - thể hiện ở thái độ của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu của chủ thể đó.
Cảm xúc là biểu hiện tình cảm trong một hoàn cảnh cụ thể. Cảm xúc diễn ra trong một thời gian ngắn và luôn đi kèm với những biến đổi về sinh lí, thay đổi nội tiết, nhịp tim, nhịp thở. Ngược lại, tình cảm là phản ánh khái quát của cảm xúc cá nhân, nó bền vững hơn và ổn định hơn.
Giảm khí sắc: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, đau khổ.
Vô cảm: người bệnh không biểu hiện cảm xúc qua nét mặt, hoàn toàn thờ ơ với xung quanh và ngay cả với bản thân mình, mất phản ứng cảm xúc, kèm theo mất hưng phấn ý chí và thường gặp trong bệnh TTPL.
Mất cảm giác tâm thần: biểu hiện mất mọi phản ứng cảm xúc, nếu kiên trì kích thích vẫn có thể tiếp xúc được, đôi khi người bệnh rất đau khổ về hiện tượng mất cảm xúc của mình, thường được gọi là mất cảm giác tâm thần và có thể dẫn đến hành vi tự sát. Thường gặp TTPL, rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Tăng khí sắc: nét mặt vui vẻ, người bệnh cảm thấy vui sướng cùng sự say mê mãnh liệt, thấy sức khoẻ dẻo dai cường tráng, cuộc sống dễ chịu, thoải mái và thường gặp trong hội chứng hưng cảm.
Khoái cảm: là trạng thái vui vẻ vô tư một cách vô nghĩa, không thích ứng với hoàn cảnh và lứa tuổi, đồng thời kết hợp với những yếu tố kích thích vận động và đùa tếu. Khoái cảm có thể gặp ở người khoẻ mạnh về tâm thần khi uống một chút rượu hoặc trong giai đoạn tiền mê và cũng có thể gặp trong nhiễm độc mạn tính, u não vùng trán, giang mai não, tổn thương mạch máu não.
Cảm xúc say đắm - ngẩn ngơ: là trạng thái tăng cảm xúc cao độ, xuất hiện đột ngột và có tính chất nhất thời trước một kích thích, một hoàn cảnh nào đó. Người bệnh ở tư thế say đắm, không nói, không cử động, mồm há hốc, mắt nhìn xa xăm.
Cảm xúc không ổn định: người bệnh dễ chuyển từ trạng thái cảm xúc này sang trạng thái cảm xúc khác rất trái ngược nhau, cười đấy lại khóc đấy, vừa lạc quan đã bi quan. Sự biến đổi khí sắc xảy ra với lí do bên ngoài không đáng kể, và thường gặp trong trạng thái suy nhược, trong tổn thương thực thể não, bệnh mạch máu.
Cảm xúc hai chiều: người bệnh xuất hiện 2 loại cảm xúc trái ngược nhau trước một đối tượng như: vừa yêu, vừa ghét hoặc vừa thích, vừa không thích và thường gặp trong bệnh TTPL.
Cảm xúc trái ngược: cảm xúc không thích hợp, hoàn toàn trái ngược với sự kiện, hoàn cảnh xảy ra, ví dụ: cười trong đám tang, thường gặp trong TTPL.
Biểu hiện sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần, bao gồm các thành phần sau:
Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp trong TTPL, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn stress.
Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng, vui vẻ, khoan khoái, dễ chịu, nhìn cảnh vật thấy tươi sáng, lạc quan.
Tư duy hưng phấn: liên tưởng nhanh, tư duy phi tán, tự đánh giá cao khả năng của mình, có nhiều chương trình, nhiều sáng kiến và có thể có ý tưởng tự cao.
Vận động hưng phấn: người bệnh tích cực hoạt động, làm việc không biết mệt mỏi, khó tập trung chú ý nên công việc thường bỏ dở dang, kém hiệu quả và có các triệu chứng thần kinh thực vật kèm theo như:
Da đỏ, mắt long lanh.
Nhịp tim nhanh, huyết áp dao động
Rối loạn giấc ngủ.
Hội chứng hưng cảm gặp trong các rối loạn tâm thần triệu chứng và TTPL.
Khí sắc u sầu, hằn học, bất mãn, tăng cảm giác và dễ bị kích thích.
Dễ bùng nổ những cơn giận dữ, có khuynh hướng bạo động, tấn công những người xung quanh và hay gặp trong bệnh động kinh, bệnh thực thể não, nhân cách bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh