Ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của con người, giúp đưa con người vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi giấc ngủ bị rối loạn, nhất là mất ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là “thủ phạm” dẫn đến tình trạng này và cần giải quyết như thế nào?
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh mất ngủ và có rất nhiều bệnh dẫn đến hiện tượng này đặc biệt là các bệnh mạn tính, khó chữa. Ví dụ như: bệnh đau nhức xương, khớp có thể biểu hiện cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm khiến giấc ngủ không sâu, chập chờn,… Các bệnh tim mạch, hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu,… cũng dễ gây mất ngủ.
Đây là nguyên nhân rất khó tránh khỏi. Khi tuổi tác càng cao mọi chức năng của cơ thể càng bị suy giảm, đặc biệt là chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơ-ron thần kinh bị hủy hoại và như vậy, ngoài việc bị ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ cũng không thể không bị ảnh hưởng.
Nếu thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, không khí bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,… thì chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của mỗi người, đặc biệt là người trưởng thành và người cao tuổi.
Ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi ngủ hoặc uống nhiều bia, chất kích thích,… sẽ làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn, đặc biệt với những người mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến,…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh