Ảnh hưởng của bệnh bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh mạn tính với các triệu chứng có thể gây phiền toái cho các hoạt động hàng ngày, cũng như làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào buổi tối. Bàng quang tăng hoạt cũng có thể dẫn đến khó chịu, trầm cảm và căng thẳng về mặt cảm xúc. Mặc dù bàng quang tăng hoạt hoàn toàn có thể điều trị khỏi được, nhưng để tìm được cách điều trị hiệu quả thường sẽ mất nhiều thời gian.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt có thể có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn sẽ thường xuyên phải xin phép ngắt quãng trong các cuộc thảo luận hoặc phải xin ra ngoài trong các cuộc họp, bạn sẽ cảm thấy khiếm nhã và bất lịch sự trong nhiều trường hợp như vậy. Bạn sẽ luôn phải để ý và đảm bảo rằng có toilet xung quanh khu vực bạn sinh hoạt, làm việc, việc này cũng sẽ cản trở khá nhiều các hoạt động của bạn.

 

Ảnh hưởng đến các hoạt động tình dục

Có rất nhiều nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy rằng bàng quang tăng hoạt có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục. Một số người bị bệnh bàng quang tăng hoạt, đặc biệt là nữ giới thường tránh quan hệ tình dục vì lo sợ rằng họ sẽ bị rò nước tiểu trong khi quan hệ. Gián đoạn việc quan hệ vì phải chạy đi tiểu tiện cũng có thể cản trở sự hài lòng trong việc quan hệ. Do các vấn đề về tiết niệu cũng thường đi kèm với sinh dục, nên đôi khi người bệnh bàng quang tăng hoạt cũng mắc phải các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản và ảnh hưởng chung đến chức năng tình dục.

 

Hiệu suất công việc

Thường xuyên đi tiểu, nhu cầu đi tiểu cao, cùng với việc mệt mỏi mãn tính do thiếu ngủ có thể gây cản trở công việc và hoạt động hàng ngày của bạn. Ngoài ra, những vấn đề này còn dẫn đến giảm hiệu suất công việc tại cơ quan và tại nhà do bạn thường xuyên phải chạy vào toilet.

 

Tương tác xã hội

Những người bị bệnh bàng quang tăng hoạt thường sẽ tránh đi ra khỏi nhà hoặc sợ tình trạng bùng phát các triệu chứng, đặc biệt là nhu cầu đi tiểu nếu phải ra ngoài. Do đó, họ thường tránh tham dự các sự kiện quan trọng hoặc thú vị. Với những người hướng ngoại, việc này sẽ khiến họ cảm thấy bị cô lập và bị bó buộc trong nhà với những nỗi sợ hãi và khó chịu.

 

Mệt mỏi

Tiểu đêm là một triệu chứng phổ biến của chứng bàng quang tăng hoạt. Tiểu đêm được định nghĩ là khi bạn cần đi tiểu trên 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này có thể sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và thiếu năng lượng, từ đó làm nặng thêm các biến chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt. Mỗi lần dậy đi tiểu, bạn sẽ gặp khó khăn để ngủ trở lại và dẫn đến mệt mỏi.

 

Trầm cảm

Giảm chất lượng cuộc sống cũng có thể có những ảnh hưởng về mặt cảm xúc với những người bị bệnh bàng quang tăng hoạt. Tình trạng tự cô lập bản thân cùng với cảm giác khó chịu có thể khiến mọi người hạn chế trong các mỗi quan hệ và khiến người bệnh cảm thấy trầm cảm.

 

Nhiễm trùng

Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra bệnh bàng quang tăng hoạt của bạn, thì việc không điều trị tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng. Viêm đường tiết niệu không điều tị có thể dẫn đến viêm bàng quang và làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu nhiều lần trong tương lai.

 

Mất nước

Có hiểu lầm cho rằng tình trạng tiểu tiện không tự chủ sẽ không xảy ra nếu những người bị bàng quang tăng hoạt hạn chế tối đa lượng nước uống vào hàng ngày. Trên thực tế, việc không uống đủ nước có thể sẽ gây suy bàng quang và làm nặng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

 

Tăng nguy cơ ngã và gãy xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên đi tiểu và tiểu tiện không tự chủ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ té ngã và gãy xương ở người cao tuổi. Nguy cơ té ngã và sợ té ngã sẽ tăng lên với người bệnh bàng quang tăng hoạt, nguyên nhân chủ yếu là vì người bệnh bàng quang tăng hoạt có xu hướng rất vội vã và cần đi tiểu ngay từ đó làm tăng nguy cơ gặp tai nạn.

 

Điều trị

Có rất nhiều cách điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn, ví dụ như tránh đồ uống có chứa caffeine, đồ ăn làm từ cà chua, trái cây họ cam quýt và các chất kích thích khác

  • Sử dụng thảo mộc và thực phẩm chức năng phù hợp

  • Tập thể thao, ví dụ như tập bài tập Kegel và tập luyện bàng quang

  • Sử dụng thuốc uống

  • Các loại phẫu thuật khác nhau, như kích hoạt các dây thần kinh cho đến cắt bỏ bàng quang

Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top