✴️ Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang chứa nước tiểu được lọc ra từ thận và thải ra ngoài khi đầy. Khi bàng quang bị tăng hoạt sẽ không thể kiểm soát mức độ khi đi tiểu và số lần đi tiểu trong ngày. Tình trạng này xảy ra khi bàng quang bị co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.

Hiện tượng này thường là kết quả của việc kết nối thông tin sai lệch giữa não và bàng quang. Não báo hiệu cho bàng quang rằng đã đến lúc phải co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài, nhưng thực tế bàng quang không đầy và bắt đầu co lại gây ra sự thôi thúc  đi tiểu.

Tình trạng hiện nay khá phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng khi bàng quang bị tăng hoạt.

 

Triệu chứng

Bàng quang tăng hoạt sẽ gây ra một nhóm các biểu hiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Các triệu chứng này bao gồm: 

  • Tăng số lần đi tiểu: Một người sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày;

  • Tiểu đêm: Tiểu đêm thường xuyên;

  • Tiểu gấp: có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột và không kiểm soát được;

  • Tiểu không tự chủ: Tiểu rắt, són tiểu khi cảm thấy muốn đi tiểu;

Bàng quang bị tăng hoạt được chia thành hai loại dựa trên các triệu chứng.

  • Loại thứ nhất là bàng quang bị tăng hoạt khô. Theo Bệnh viện Cedars-Sinai, ước tính 2/3 số người có bàng quang bị kích ứng là loại khô.

  • Loại thứ hai là bàng quang bị tăng hoạt ướt. Người mắc bệnh này thường són tiểu. Những người có bàng quang bị tăng hoạt khô thường không có triệu chứng này.

​          

Các nguy cơ

Một số bệnh nhân có thể không chú ý đến các triệu chứng bàng quang bị tăng hoạt và xem như là một quá trình tự nhiên do tuổi tác. Tuy nhiên, lão hóa không phải là yếu tố duy nhất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàng quang.

Các yếu tố khác bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh do tiền sử phẫu thuật;

  • Chấn thương phần trên cơ thể hoặc xương chậu làm tổn thương bàng quang;

  • Tình trạng được gọi là giãn não thất áp lực bình thường ((NPH: normal pressure hydrocephalus), một nguyên nhân của chứng mất trí

  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu;

  • Tiền sử ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt;

  • Tiền sử sỏi bàng quang;

  • Tiền sử mắc các bệnh ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc đột quỵ;

  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh;

  • Chế độ ăn giảm cân cường độ cao làm cho bàng quang dễ bị tăng hoạt hơn.

  • Các loại thực phẩm có thể làm cho bàng quang bị kích ứng  gồm caffeine, rượu và thực phẩm cay.

Khi nào đi khám bác sĩ

Mặc dù bàng quang bị tăng hoạt không phải là tình trạng đe dọa tính mạng, tuy nhiên có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Hiện có nhiều phương pháp điều trị để giảm bớt các triệu chứng mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Biện pháp lối sống

Một số thực phẩm và đồ uống được biết là góp phần gây tăng hoạt bàng quang. Do đó, thực hiện thay đổi lối sống có thể giúp  giảm khả năng  gặp các triệu chứng bàng quang gây ra. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm:

  • Hạn chế uống caffeine và rượu, điều này có thể gây tăng hoạt bàng quang.

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, việc thừa cân có thể gây tác động đến bàng quang;

  • Tăng lượng chất xơ có thể làm giảm nguy cơ táo bón và khả năng bàng quang bị tăng hoạt;

  • Điều chỉnh lượng nước uống trong ngày, tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này giúp giảm tình trạng tiểu đêm;

  • Ngừng hút thuốc do khói thuốc có thể gây tăng hoạt bàng quang.

Điều trị y tế

Có nhiều phương pháp điều trị theo khuyến nghị của bác sĩ về bàng quang tăng hoạt bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và vật lý trị liệu. Các biện pháp xâm lấn rất ít khi được chỉ định  để điều trị tình trạng này.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị bàng quang bị tăng hoạt. Những loại thuốc này thường được gọi là thuốc chống co thắt hoặc thuốc kháng cholinergic làm giảm tỷ lệ co thắt cơ. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Oxybutynin (Ditropan);

  • Solfienacin (Vesicare);

  • Tolterodine (Detrol);

  • Trospium (Sanctura);

Những loại thuốc này có một số tác dụng phụ như khô miệng và táo bón. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ và các yếu tố nguy cơ.

Vật lý trị liệu

Một số phương pháp điều trị cho bàng quang bị tăng hoạt cụ thể là tập luyện bàng quang. Đây là một phương pháp được sử dụng để tăng cường cơ bắp của bàng quang. Phương pháp này chỉ nên được thực hiện với sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ.

Các bài tập sàn chậu và âm đạo cũng là phương pháp trị liệu được sử dụng để tăng cường sức mạnh cơ bàng quang.

Phương pháp điều trị xâm lấn chuyên sâu

Tiêm botulinum (như BOTOX) để giảm co thắt cơ đến bàng quang. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa các mũi tiêm thường sau một vài tháng vì khi đó độc tố đã biến mất.

          

Nếu việc bàng quang bị tăng hoạt không có hiệu quả khi sử dụng thuốc, trị liệu hoặc các phương pháp điều trị không xâm lấn khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Một ví dụ về phẫu thuật là cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh cùng cụt (sacral nerve stimulator). Kích thích này có thể giúp kiểm soát các xung thần kinh đến bàng quang, làm cho các cơ ít hoạt động hơn.

Lựa chọn khác bao gồm phẫu thuật nới rộng bàng quang bằng cách nới rộng bàng quang bằng một phần của mô ruột, theo đó bàng quang có khả năng chứa đựng một lượng nước tiểu lớn hơn.

Xem thêm: Viêm bàng quang

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top