Viêm đường tiết niệu là một bệnh gây nhiễm trùng tại bàng quang hay tại thận. Nhiễm trùng tại bàng quang gọi là bệnh viêm bàng quang. Nhiễm trùng tại thận được gọi là viêm đài bể thận. Triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:
Bệnh gây ra do vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) và gây viêm nhiễm các bộ phận trong hệ thống tiết niệu.
Bác sỹ chẩn đoán bệnh sau khi thực hiện một số xét nghiệm đối với nước tiểu của trẻ. Việc chẩn đoán bao gồm ba bước:
Lấy mẫu nước tiểu
Mẫu nước tiểu chuẩn dùng để xét nghiệm là mẫu nước tiểu giữa dòng (bỏ đi nước tiểu đầu và cuối bãi tiểu), lấy vào buổi sáng. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách lấy nước tiểu và thu mẫu nước tiểu đựng trong một ống tuyp hay sử dụng túi đựng nước tiểu.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu
Các bác sỹ sẽ xem xét kết quả của các xét nghiệm nước tiểu và mẫu nuôi cấy vi khuẩn. Đối với mẫu nước tiểu được lấy đúng cách, nếu kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính đồng nghĩa là trẻ đã bị viêm đường tiết niệu và ngược lại. Kết quả cuối cùng của quá trình nuôi cấy thường thu được sau 2 đến 3 ngày, sẽ cho biết trẻ bị nhiễm loại vi khuẩn nào và nên sử dụng loại kháng sinh nào cho phù hợp.
Đối với mẫu nước tiểu thu được bằng túi đựng nước tiểu và cho kết quả dương tính từ test que thử, các bác sỹ thường sẽ tiếp tục thu thêm mẫu nước tiểu kiểm tra một lần nữa để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Sử dụng kháng sinh
Tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng và tiền sử bệnh, trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh đường uống hoặc nhập viện để tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.
Ban đầu, bác sỹ sẽ kê một loại kháng sinh phổ rộng. Khi bác sỹ đã biết được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, một số loại kháng sinh đặc hiệu hơn thích hợp nhất cho loại vi khuẩn đó. Các triệu chứng của trẻ thông thường sẽ được cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh. Kể cả như vậy thì vẫn phải kiên trì cho trẻ dùng kháng sinh cho tới hết một liệu trình điều trị. Dừng đột ngột khi cảm thấy trẻ đã đỡ có thể làm bệnh tái phát nặng hơn và gây hiện tượng kháng thuốc nếu dùng trở lại kháng sinh đó.
Giảm đau và hạ sốt
Cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Những thuốc này thường sẽ có hiệu lực trong vòng 1 h sau uống và không gây tương tác với kháng sinh.
Đưa trẻ đi thăm khám lại
Sau khi trẻ bắt đầu sử dụng kháng sinh, hãy lên lịch hẹn khám lại với bác sỹ. Các bác sỹ sẽ giúp kiểm tra xem các kháng sinh đang sử dụng có tác dụng tốt hay không hoặc kê một loại khác nếu trẻ không thấy đỡ.
Một số xét nghiệm khác cho trẻ dưới 2 tuổi
Nếu con bạn bị viêm đường tiết niệu lần đầu kèm theo sốt trước năm 2 tuổi, trẻ nên được làm siêu âm thận. Trẻ cũng nên chụp X-quang bàng quang niệu đạo (VCUG) để kiểm tra hiện tượng trào ngược nước tiểu tức là khi nước tiểu chảy ngược lại từ bàng quang vào niệu quản và thận. Việc thực hiện test kiểm tra này phụ thuộc vào kết quả siêu âm, độ tuổi của trẻ và tình trạng bệnh lý.
Phần lớn các bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể phòng tránh được. Đối với trẻ lớn, bạn có thể giúp phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp sau đây:
Hãy gọi cho bác sỹ để được tư vấn nếu những triệu chứng của trẻ kéo dài hơn 48 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
Hãy đưa trẻ tới phòng cấp cứu gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115 nếu trẻ:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh