Làm gì để ngăn ngừa sỏi mật?

Nội dung

Sỏi mật hình thành như thế nào?

Để hiểu sỏi mật hình thành thế nào, trước hết bạn cần hiểu cách dịch mật và túi mật hoạt động. Dịch mật là dịch lỏng được sản sinh tại gan, có nhiệm vụ quan trọng là giúp chất béo trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể hòa tan vào nước, từ đó giúp cơ thể có thể hấp thụ chất béo.

Dịch mật sẽ theo thức ăn đi tới hết ruột non. Sau đó, chúng được cơ thể hấp thụ lại và đưa trở lại gan. Nhiều chuyên gia cho rằng, gan có thể tái sử dụng dịch mật nhiều lần, có thể tới 6 lần/ngày.

Tuy nhiên, mỗi khi được tái sử dụng, dịch mật sẽ bị thay đổi bởi các vi khuẩn trong ruột. Cuối cùng, chúng chuyển đổi thành các acid mật thứ cấp, trở nên độc hại, gây kích ứng. Khi bị tích tụ lâu trong túi mật, các acid mật thứ cấp có thể kết tinh lại thành bùn túi mật, sỏi mật.

 

Sỏi mật nguy hiểm như thế nào?

Nếu có viên sỏi mật lớn lọt vào các ống dẫn mật, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, nếu viên sỏi bị tắc nghẽn trong ống dẫn mật, dịch mật có thể bị rò rỉ ngược lại vào gan, gây hại cho toàn bộ cơ thể. Nếu viên sỏi mật lọt được vào tuyến tụy, chúng có thể gây tắc nghẽn, khiến các tế bào tuyến tụy chết đi và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

 

Làm sao để ngăn ngừa sỏi mật, giữ túi mật khỏe mạnh?

Một trong những cách đơn giản nhất để ngăn ngừa sỏi mật hình thành là phải loại bỏ được các acid mật thứ cấp, ngăn không cho chúng tích tụ quá lâu trong túi mật. Bạn cũng có thể tìm cách giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể (thành phần chính cấu tạo nên sỏi mật) để ngăn ngừa sỏi mật hình thành. Thực hiện một vài lời khuyên trong infographic dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi mật, giữ túi mật khỏe mạnh hơn:

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top