✴️ Những cách điều trị viêm bàng quang đang được áp dụng hiện nay

Nội dung

1. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm bàng quang 

  • Xác định được nguyên nhân gây ra viêm bàng quang để có các phác đồ điều trị phù hợp
  • Điều trị triệu chứng: giảm đau bằng thuốc Non Steroid hoặc Acetaminophen.
  • Uống kháng sinh để diệt khuẩn.
  • Uống nhiều nước để đẩy vi khuẩn trong đường tiết niệu ra ngoài.

2. Một số cách điều trị viêm bàng quang đang được áp dụng hiện nay

Điều trị thông thường: có thể dùng một trong những thuốc điều trị viêm bàng quang sau đây:

  • Phối hợp Trimethoprim-Sufamethoxazole, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 5 ngày.
  • Nhóm beta-lactam như Amoxicillin 500 mg ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 5 ngày.
  • Nhóm cefalosporin như Cephalexin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 5 ngày.
  • Nhóm sát khuẩn như Nitrofurantoin 50mg, ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
  • Uống đủ nước: lượng nước tiểu trên 24 giờ duy trì khoảng 2 lít .

Điều trị viêm bàng quang bằng kháng sinh (Ảnh: internet)

Nếu sau 3 ngày điều trị viêm bàng quang mà không đỡ, cần thay đổi phác đồ điều trị. Có thể dùng thuốc nhóm Fluroquinolon như Ciprofloxacin, Norfloxacin…Bệnh nhân cần được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm các nguyên nhân thuận lợi (phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, …) và xét nghiệm vi khuẩn (soi tươi, nhuộm gram, cấy).

Điều trị viêm bàng quang cấp có nguyên nhân thuận lợi

  • Nên lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ nếu có kết quả cấy nước tiểu, đồng thời loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
    •  Có thể dùng kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống.
    • Nếu dùng đường tiêm chỉ nên dùng trong 3 – 5 ngày, sau đó tiếp tục bằng đường uống.
    • Uống đủ nước

Điều trị viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thai

Cần sử dụng những kháng sinh không ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Nhóm cefalosporin như Cephalexin 500mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 5 ngày.
    • Hoặc cefuroxim, ceftazidime tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch chậm trong 3 -5 phút, sau 3 ngày chuyển sang thuốc uống.
  • Nhóm beta – lactam như Amoxicillin + Acid clavuclanic…

Lưu ý: Ở phụ nữ có thai cần điều trị ngay viêm bàng quang cấp để đề phòng viêm thận-bể thận cấp, một tình trạng bệnh dễ đưa đến sẩy thai hoặc đẻ non. Cần chú ý không dùng nhóm Fluroquinolon cho phụ nữ có thai vì ảnh hưởng tới sự phát triển xương sụn của trẻ.

Cách điều trị viêm bàng quang tái phát

Bệnh nhân được coi là hay tái phát khi có từ 4 đợt nhiễm khuẩn tiết niệu trờ lên trong 1 năm. Sau
điều trị tấn công cần tiếp tục điều trị duy trì. Có thệ dùng một trong các phác đồ sau:

  • Dùng một liều kháng sinh trước hoặc sau mỗi lần giao hợp, nếu nhiễm khuẩn liên quan đến quan hệ tình dục, ví dụ: Phối hợp Trimethoprim-Sufamethoxazole, Norfloxacin.
  • Dùng liều thấp kháng sinh, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, kéo dài từ 3 -6 tháng (như Norfloxacin, Cephalexin, Nitrofurantoin..)
  • Uống đủ nước.

3. Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm bàng quang

  • Để phòng tránh bệnh viêm bàng quang, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Ăn uống và tập luyện một cách khoa học, có lối sống lành mạnh.
  • Khi mắc các bệnh như sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, cần tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Không nên nhịn đi tiểu, không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài.

Trong khi áp dụng những cách điều trị viêm bàng quang, người bệnh cần phải tuân thủ các chế độ ăn uống và luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Nội soi niệu đạo, bàng quang

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top