✴️ Những dấu hiệu sỏi bàng quang bạn nhất định phải nắm được

Nội dung

1. Những dấu hiệu sỏi bàng quang điển hình nhất

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng lắng đọng và muối kết tinh trong bàng quang. Sỏi bàng quang được hình thành do nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang quá lâu. Hoặc sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống và kẹt lại tại bàng quang. Khi sỏi nhỏ, người bệnh hầu như chưa cảm nhận được triệu chứng lâm sàng. Đến khi kích thước viên sỏi lớn hơn, người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt những dấu hiệu sau đây.

Sỏi bàng quang là bệnh lý khá phổ biến tại hệ tiết niệu

 

1.1. Người bệnh bị đau bụng dưới – Dấu hiệu sỏi bàng quang dễ nhận biết nhưng thường bị bỏ qua

Khi viên sỏi trong bàng quang cọ xát vào niêm mạc bàng quang, di động trong lòng bàng quang sẽ khiến người bệnh bị đau bụng dưới. Triệu chứng đau bụng dưới có thể đau từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể bị đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau một cách dữ dội. Khi nằm nghỉ ngơi, dấu hiệu đau bụng dưới sẽ thuyên giảm hơn.

 

1.2. Người bệnh có dấu hiệu tiểu khó, tiểu buốt, đau bộ phận sinh dục

Đây là hiện tượng nước tiểu bị ngắt quãng. Người bệnh cảm thấy rất khó để tiểu hết. Đồng thời xuất hiện tình trạng đau buốt tại bộ phận sinh dục. Đối với nam giới, cảm giác đau buốt ở dương vật rất rõ rệt và khó chịu.

 

1.3. Người bệnh có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày – Dấu hiệu sỏi bàng quang điển hình

Viên sỏi trong bàng quang gây bít tắc đường tiểu. Dẫn đến tình trạng người bệnh bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Mỗi

Hiện tượng tiểu ra máu, nước tiểu có màu sẫm, mùi hôi – Dấu hiệu sỏi bàng quang ở giai đoạn có biến chứng

Xuất hiện dấu hiệu này là do tình trạng viên sỏi giải phóng vi khuẩn làm viêm nhiễm tại bàng quang. Đồng thời không loại trừ tình trạng viêm tại thận. Viên sỏi cọ xát trong bàng quang gây chảy máu. Dẫn đến hiện tượng tiểu có lẫn máu và nước tiểu có màu sẫm, nước tiểu có mùi hôi.

Ngay cả những bệnh nhân bị sỏi bàng quang chưa có dấu hiệu lâm sàng cũng phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm:

– Viêm bàng quang.

– Viêm thận.

– Suy thận cấp, mạn tính.

– Ung thư bàng quang.

 

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang cao hơn

– Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

– Bệnh sỏi bang quang cũng thường xuất hiện ở độ tuổi trên 50 hơn những độ tuổi trẻ.

– Những người mắc u xơ/phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng gây hẹp niệu đạo cũng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang cao hơn.

– Những người phải nằm 1 chỗ lâu ngày, bị liệt, bị chấn thương tủy sống. Hay những người bị bệnh tiểu đường, mất trí nhớ… cũng có khả năng mắc sỏi bàng quang cao hơn.

 

3. Các phương tiện chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang

Bước đầu bạn sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu. Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng bệnh và đưa ra những nhận định, đánh giá. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định những danh mục khám cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Các danh mục khám cận lâm sàng trong chẩn đoán sỏi bàng quang có thể kể đến như:

– Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định có các thành phần khác như máu hoặc mủ trong nước tiểu hay không.

– Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm ở thận, bàng quang…

– Chẩn đoán hình ảnh có thực hiện siêu âm ổ bụng và chụp X-quang để xác định được vị trí và kích thước chính xác của viên sỏi.

– Thực hiện nội soi bàng quang bằng ống mềm để quan sát, xác định chính xác số lượng, kích thước và vị trí viên sỏi trong bàng quang.

– Ngoài ra với một số trường hợp cần chụp CT, chụp cản quang tĩnh mạch để xác định tình trạng bệnh.

 

4. Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiện nay

Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Trước đây muốn điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng, phải phẫu thuật mổ mở. Mổ mở khiến bệnh nhân mất nhiều máu, dễ bị nhiễm trùng và biến chứng. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học điều trị sỏi tiết niệu có nhiều phương pháp tiên tiến. Trong đó tán sỏi công nghệ cao là những phương pháp điều trị hiệu quả, không đau, không mổ giúp ích rất lớn cho người bệnh.

Có 3 phương pháp tán sỏi công nghệ cao là:

– Tán sỏi ngoài cơ thể với ưu điểm không mổ, không đau, thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân ra viện ngay trong ngày.

– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ với ưu điểm loại bỏ được nhiều loại sỏi, ít xâm lấn, ít chảy máu, hạn chế biến chứng…

– Tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên với ưu điểm loại bỏ được những viên sỏi có kích thước lớn, không mổ, ít đau, ít chảy máu…

 

5. Phòng ngừa bệnh và phòng tái phát sỏi bàng quang bằng chế độ ăn

Ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sỏi bàng quang. Chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh sỏi bàng quang qua việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đối với những bệnh nhân có sỏi bàng quang đã điều trị, việc thay đổi chế độ ăn giúp đề phòng tái phát.

 

5.1. Chế độ ăn uống phòng sỏi bàng quang như sau

– Uống đầy đủ nước mỗi ngày. Nên uống nước đun sôi để nguội, hạn chế uống nước ngọt, nước có ga. Nước giúp đào thải các chất độc và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể rất tốt. Với những viên sỏi mới hình thành trong hệ tiết niệu, uống nhiều nước còn là cách giúp đào thải sỏi dễ dàng hơn.

– Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin như các loại rau xanh và rau củ quả tươi…

– Nên ăn thực phẩm chứa đạm từ các loại cá và gia cầm có thịt màu nhạt như thịt gà, thịt vịt…

 

5.2. Phòng bệnh sỏi bàng quang, không nên ăn

– Các thực phẩm quá mặn như cá muối, thịt muối.

– Các loại thực phẩm giàu đạm đến từ nguồn thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó…

– Các món ăn nhiều dầu mỡ, đường, các gia vị cay nóng..

– Nên kiêng mỡ động vật.

– Không tùy tiện bổ sung Vitamin C, Canxi.

– Không nên uống rượu bia, nước ngọt, nước có ga…

Những kiến thức về bệnh sỏi bàng quang trên đây, đặc biệt là dấu hiệu sỏi bàng quang sẽ giúp bạn nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này một cách dễ dàng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top