Nước tiểu có thể thay đổi màu sắc vì nhiều lý do, bao gồm mất nước, thức ăn, hoặc do đồ uống bạn mới tiêu thụ hoặc các lý do khác. Nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ thận. Sự gia tăng protein, đường và tế bào máu có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu hoặc làm nước tiểu sẫm màu hơn. Đôi khi sự thay đổi màu sắc này có thể có nghĩa là thận của bạn không hoạt động tốt như bình thường.
Nếu nước tiểu của bạn có màu hổ phách đậm, đỏ hoặc nâu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang suy. Tuy nhiên không phải tất cả nước tiểu sẫm màu đều là triệu chứng liên quan đến bệnh thận. Nước tiểu màu vàng đậm hơn cũng có thể là do bạn bị mất nước. Đối với một số người, nước tiểu có thể chuyển sang màu đỏ sau khi ăn củ cải hoặc thực phẩm có phẩm màu và nước tiểu cũng có thể đổi màu do thuốc bạn dùng.
Thận thường loại bỏ chất thải lỏng ra khỏi cơ thể và giữ cân bằng khoáng chất, muối và nước. Nếu thận của bạn bị suy, chúng có thể giữ lại chất lỏng và chất thải có hại, tích tụ trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, nước tiểu có thể chứa nhiều protein, chất độc và máu, khiến nước tiểu đổi màu, trở nên sẫm màu hơn, nâu hoặc thậm chí hơi đỏ.
Nước tiểu trong và có màu vàng nhạt, có nghĩa là bạn đủ nước và thận của bạn hoạt động tốt, nhưng nước tiểu của bạn có thể có nhiều màu sắc khác nhau.
Màu vàng đậm: có thể bạn đang bị mất nước và cần uống nhiều nước hơn
Màu hồng đến hơi đỏ: có thể do bạn đã ăn thứ gì đó hoặc có thể có máu trong nước tiểu, bạn cần xét nghiệm máu để xác định chính xác
Màu xanh lam: có thể do bạn tiêu thụ thứ gì đó có thuốc nhuộm thực phẩm không tan trong quá trình tiêu hoá
Có bọt: nếu nước tiểu nhiều bọt đến mức bạn phải xả đi xả lại nhiều lần thì có thể nước tiểu của bạn có chứa protein. Có protein trong nước tiểu có thể là triệu chứng của suy thận.
Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận, có rất ít triệu chứng. Khi bệnh thận tiến triển, ngoài những thay đổi rõ rệt về màu nước tiểu, có thể có triệu chứng khác, bao gồm:
Ít nước tiểu
Ứ nước khiến chân, mắt cá chân và bàn chân sưng lên
Khó ngủ
Chuột rút, đặc biệt vào ban đêm
Mệt mỏi nghiêm trọng hoặc buồn ngủ
Buồn nôn thường xuyên, kéo dài
Hụt hơi.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
Không ăn quá nhiều muối
Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần
Bỏ hoặc tránh hút thuốc
Tránh các loại thuốc NSAID không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen trừ khi bạn được bác sĩ kê
Hạn chế uống rượu
Giảm lượng protein.
Thuốc
Những loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị suy thận và các tình trạng ảnh hưởng đến thận của bạn.
Thuốc lợi tiểu
Statin
Bổ sung canxi và vitamin D
Thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
Bạn có thể cần phải lọc máu hoặc ghép thận để giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể nếu tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh