Đi tiểu ra máu
Đa số các tình trạng nhiễm trùng thận sẽ bắt đầu khi vi khuẩn di chuyển ngược từ đường tiết niệu lên bàng quang, sau đó, tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thận. Vì nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới, nên sẽ có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn và do vậy, cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng thận hơn. Thường xuyên quan hệ tình dục hoặc có bạn tình mới cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thận của phụ nữ. Khi cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, các tế bào hồng cầu sẽ có mặt trong nước tiểu.
Đi tiểu nhiều lần hơn
Nhiễm trùng bàng quang ban đầu sẽ kích thích các mô quàng quang và sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều lần và thường xuyên hơn. Đây cũng là một trong số những dấu hiệu sớm nhất của tình trạng nhiễm trùng thận. Bàng quang sẽ cảm nhận được sự kích thích và sẽ muốn loại bỏ tình trạng kích thích này, do vậy, bàng quang sẽ co thắt. Khi bàng quang co lại, bạn sẽ muốn đi tiểu, kể cả khi bàng quang của bạn gần như trống rỗng.
Vấn đề khi làm rỗng bàng quang
Trong những trường hợp hiếm gặp, khó khăn khi đi tiểu có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận, chứ không phải là biểu hiện của 2 tình trạng này. Với nam giới, phì đại tiền liệt tuyến có thể gây chèn ép lên bàng quàng, với nữ giới, bàng quang có thể sẽ sa xuống trong quá trình mãn kinh. Cả 2 tình trạng này sẽ khiến bàng quang không thể làm rỗng được một cách hoàn toàn. Lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang có thể sẽ là nơi vi khuẩn tích tụ, từ đó dẫn đễn nhiễm trùng. Nếu bạn thường xuyên bị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là nam giới, vì nam giới ít khi bị viêm đường tiết niệu hơn, thì bạn nên đến khám bác sỹ để trao đổi về các vấn đề liên quan đến bàng quang.
Đau lưng
Thận bị nhiễm trùng sẽ sưng và căng, do đó, có thể tạo áp ứng ngược lên vỏ thận. Vì thận nằm ở gần lưng hơn gần bụng nên những cơn đau do nhiễm trùng thận sẽ gần giống với tình trạng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Nếu khi bạn vỗ vào vùng thắt lưng và cảm thấy đau, thì bạn nên nghi ngờ rằng tình trạng nhiễm trùng đã di chuyển lên thận.
Đau khi đi tiểu
Vì nhiễm trùng thật là một dạng viêm đường tiết niệu, nên bạn sẽ bị viêm khắp đường dẫn từ thận đến niệu đạo. Vi khuẩn không chỉ xâm nhập vào lớp niêm mạc bàng quang và thận mà còn xâm nhập vào các mô và đầu dây thần kinh của hệ tiết niệu, làm kích hoạt các thụ thể đau tại khu vực này. Do đó, sẽ gây đau khi bạn đi tiểu.
Đau vùng háng
Nam giới có thể sẽ cảm nhận thấy cơn đau do nhiễm trùng thận nằm sâu ở vùng háng. Khi còn ở trong bào thai, thận nằm ở vùng thấp hơn của cơ thể, và khi bào thai lớn lên, thận sẽ nằm cao dần lên. Thận cũng có cùng các dây thần kinh với một số bộ phận tại háng. Bạn có thể nghĩ rằng tinh hoàn của bạn là nguyên nhân gây đau, nhưng nếu bạn có các triệu chứng viêm đường tiết niệu, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng nhiễm trùng thận.
Nước tiểu vẩn đục
Khi bạn bị nhiễm trùng thận, nước tiểu của bạn có thể sẽ có vẩn đục. Nguyên nhân là vì cơ thể sẽ thải ra các tế bào bạch cầu để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Vẩn đục trong nước tiểu chính là sự kết hợp giữa các tế bào máu và vi khuẩn tích tụ lại.
Đi tiểu có mùi khó chịu
Nếu nước tiểu có mùi khó chịu thì đó lại là một dấu hiệu khác của tình trạng nhiễm trùng thận. Mùi khó chịu của nước tiểu chính là do vi khuẩn lên men. Tuy nhiên, cũng không nên vội kết luận ngay bạn bị nhiễm trùng thận bởi nước tiểu vẩn đục và có mùi khó chịu còn là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
Mủ trong nước tiểu
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể sẽ nhìn thấy mủ trong khi bạn đi tiểu vì đó là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu và vi khuẩn. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng của bạn có thể đã rất nặng hoặc bạn có thể đã bị áp xe tại bàng quang.
Chóng mặt
Tình trạng nhiễm trùng thận không được điều trị có thể sẽ lan vào máu, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến toàn cơ thể. Tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra có thể sẽ khiến các mạch máu giãn ra, khiến huyết áp giảm xuống và làm bạn thấy chóng mặt. Tình trạng chóng mặt có thể sẽ khiến bạn bị sốc và cần được truyền tĩnh mạch tại bệnh viện.
Sốt
Nhiễm trùng bàng quang rất ít khi gây sốt, do vậy, nếu bạn bị sốt thì đó có thể là dấu hiệu chứng minh rằng tình trạng nhiễm trùng có thể đã đi lên thận. Vì khi đó, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, nên thân nhiệt có thể sẽ tăng cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh