BIỆN PHÁP DÙNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Khuyến cáo
- Lựa chọn đầu tay phụ thuộc vào các bệnh đồng mắc, các yếu tố liên quan đến việc điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm và nhu cầu điều trị. Lựa chọn đầu tay thường bao gồm metformin và các biện pháp điều chỉnh lối sống.
- Các thuốc điều trị khác (GLP-1 RA, SGLT-2i) phối hợp/hoặc không phối hợp metformin dựa trên nhu cầu hạ đường huyết thường phù hợp để khởi đầu điều trị ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao/hoặc mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa (atherosclerotic cardiovascular disease – ASCVD), bệnh suy tim và/hoặc bệnh thận mạn.
- Metformin nên được duy trì khi bệnh nhân bắt đầu được điều trị bằng insulin (trừ trường hợp bệnh nhân bị chống chỉ định hoặc không dung nạp) vì những lợi ích về mặt đường huyết và chuyển hóa.
- Liệu pháp phối hợp sớm nên được cân nhắc ở bệnh nhân khởi đầu điều trị để đẩy lùi thời gian điều trị thất bại.
- Nên cân nhắc điều trị bằng insulin sớm nếu bệnh nhân có bằng chứng dị hóa (giảm cân), nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng đường huyết hoặc nếu A1C > 10% hoặc nếu đường huyết ở mức rất cao (≥ 300 mg/dL).
- Việc tiếp cận điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm nên bao gồm cả việc giải thích lý do lựa chọn thuốc điều trị. Nên cân nhắc tác động đối với các bệnh lý tim mạch và thận đồng mắc, hiệu lực, nguy cơ tăng đường huyết, tác động trên cân nặng, giá cả và tính khả dụng, tác động bất lợi và lựa ý muốn của bệnh nhân.
- Các tác nhân SGLT-2i và GLP-1 RA đã được chứng minh lợi ích trên tim mạch được khuyến cáo lựa chọn trong phác đồ hạ đường huyết và phác đồ làm giảm nguy cơ tim mạch toàn diện đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 mắc bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có những dấu chỉ cho nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc suy tim một cách độc lập với A1C và cân nhắc cùng với các yếu tố cá nhân của bệnh nhân.
- GLP-1 RA được ưu tiên lựa chọn hơn so với insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
- Phối hợp điều trị với GLP-1 RA được khuyến cáo nếu bệnh nhân được điều trị bằng insulin để gia tăng hiệu lực và tính bền vững của điều trị.
- Không nên trì hoãn tăng cường điều trị ở bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị.
- Phác đồ điều trị và thói quen dùng thuốc của bệnh nhân nên được tái đánh giá đều đặn (mỗi 3-6 tháng) và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bác sĩ điều trị nên nhận biết tình trạng overbasalization khi bệnh nhân được điều trị bằng insulin. Một số dấu chỉ lâm sàng có thể hỗ trợ đánh giá nhanh overbaslization bao gồm liều isulin nền > khoảng 0.5 IU/kg/ngày, sự chênh lệch giữa nồng độ glucose trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức giấc, trước và sau bữa ăn cao, hạ đường huyết và có sự biến động glucose huyết cao. Overbasalization nên được tái đánh giá nhanh chóng để tiếp tục cá nhân hóa điều trị.
Bảng 1. Một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường type 2
Hình 2
Hình 3. Biện pháp dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
BÀN LUẬN
Việc kiểm soát bệnh nhân đái tháo đường cần được tiếp cận theo hướng cá nhân hóa dựa trên nhu cầu điều trị, yếu tố điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm. Việc lựa chọn thuốc điều trị cũng như thay đổi phác đồ điều trị cần dựa trên đáp ứng lâm sàng và bằng chứng.
NGUỒN
- American Diabetes Association Professional Practice Committee. 9. Pharmacologic Approaches to Glycemic Treatment: Standards of Medical Care in Diabetes—2022. Diabetes Care. 2022; 45 (Supplement_1): S125–S143. DOI: 10.2337/dc22-S009
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp