✴️Ai cần siêu âm đại tràng?

Nội dung

Bệnh lý về đại tràng khá phổ biến gây dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh vì vậy những ai cần siêu âm đại tràng là vấn đề nhiều người băn khoăn. 

 

1. Ai cần siêu âm đại tràng?

1.1. Những người thường xuyên bị táo bón

Theo các chuyên gia khẳng định một cơ thể bình thường cần đi ngoài 4-5 lần/ tuần. Nếu đi ít hơn 3 lần/tuần chứng tỏ bạn đang bị táo bón. Nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu, cho dù dùng thuốc cũng không đem lại kết quả bạn cần siêu âm đại tràng bởi có thể bạn đang mắc bệnh về dạ dày đặc biệt là bệnh ung thư trực tràng.

Khi có triệu chứng táo bón kéo dài. đi ngoài ra máu, có thắt dạ dày cần thực hiện siêu âm kiểm tra đại tràng sớm.

 

1.2. Đi ngoài ra máu

Cơ chế gây ra hiện tượng này là do phân đi qua khối u hoặc vùng bị tổn thương ở đại tràng không nhưng làm vết thương nghiêm trọng hơn, gây cảm giác đau mà còn làm chúng bị chảy máu. Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể đã mắc bệnh viêm đại tràng, viêm loét dạ dày và chúng đã ở giai đoạn nặng khó chữa trị đặc biệt ảnh hưởng đến tính mạng cần được điều trị sớm.

1.3. Co thắt dạ dày

Người bệnh bị co thắt dạ dày cũng rất có thể mắc bệnh viêm đại tràng. Vì vậy, những người có dấu hiệu co thắt dạ dày cần đến bệnh viện để được thực hiện siêu âm chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

 

2. Siêu âm đại tràng được tiến hành như thế nào?

Phương pháp siêu âm trong chuẩn đoán viêm đại tràng là kĩ thuật sử dụng sóng siêu âm chứ không dùng tia phóng xạ nên không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Thêm vào đó siêu âm là phương pháp không xâm lấn nên sẽ không gây đau đớn hay khiến người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm như khi dùng nội soi.

Tuy nhiên khi dùng kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán các bệnh lý đại tràng bác sĩ sẽ không thể nào giúp phát hiện ra được hết những tổn thương ở lớp niêm mạc đại tràng, đặc biệt là những vết loét nhỏ hoặc những tổn thương ở phần đại tràng bị che khuất. Chính vì những hạn chế này mà siêu âm ít khi được chỉ định để chuẩn đoán các bệnh lý ở đại tràng. Cho đến nay phương pháp nội soi vẫn được chỉ định nhiều nhất trong chuẩn đoán viêm đại tràng bởi nó cho phép quan sát được hết những tổn thương trong lòng ruột già.

 

3. Nội soi phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác bệnh đại tràng

Nội soi đại tràng là một thủ thuật có tác dụng thăm khám toàn bộ đại tràng bằng một ống soi có đường kính khoảng 1 cm có gắn camera ở đầu. Ống soi được đưa từ lỗ hậu môn đến manh tràng.

Qua đó các bác sỹ có thể quan sát được hình ảnh bên trong đại tràng, từ đó đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp. Mặt khác trong quá trình nội soi nếu phát hiện polyp, bác sỹ có thể cắt bỏ thông qua nội soi để giảm nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng hoặc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top