Bệnh đường ruột là gì? Đó là câu hỏi đến từ rất nhiều người bởi các bệnh thuộc nhóm này vô cùng phổ biến hiện nay. Bênh đường ruột tưởng như là những bệnh thông thường song lại gây rất nhiều bất lợi cho đời sống người bệnh. Thậm chí nó còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh đường ruột là gì?
Đây là các căn bệnh thuộc nhóm bệnh lý đường tiêu hóa, liên quan đến ruột non và ruột già. Bệnh đường ruột là tên gọi chung của các bệnh liên quan đến đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, tối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,…
Biểu hiện phổ biến của bệnh đường ruột
– Người bị bệnh đường ruột thường đau bụng, đầy bụng
– Người bệnh bị táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân nát.
– Nếu bệnh kéo dài, sẽ dẫn đến tình trạng phân có lẫn máu, dịch nhầy.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột là gì?
Tại ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ có sự co bóp nhịp nhàng của các nhu động ruột. Khi sự co bóp bình thường này bị ảnh hưởng dẫn đến bất ổn, khiến cho nhịp co bóp bị thay đổi sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Chẳng hạn như: ợ chua, ợ hơi, nôn, nấc, táo bón, tiêu chảy,… Đối với những người bị bệnh đường ruột, quá trình này xáo trộn, dẫn đến hậu quả thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm.
Khi ruột co bóp mạnh quá khiến bị tiêu chảy bởi hệ thống tiêu hóa của bạn không có đủ thời gian để hấp thụ nước từ thức ăn, hay nói cách khác là các vi sinh bị quá tải trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hoạt động của nhu động ruột tăng cao, làm cho sự co bóp mạnh hơn bình thường để tống phân ra ngoài liên tục gây ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng nát, sống phân…
Cũng có trường hợp sự co bóp kém, phân tống ra chậm khiến các chất cặn bã bị lưu lại đại tràng quá lâu. Tình trạng này sẽ gây táo bón vì quá nhiều nước được hấp thụ, khiến phân bị cứng và khô, đại tiện khó.
Trong trường hợp ăn quá nhanh hoặc ăn quá nhiều một lúc cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột. Các men tiêu hóa thức ăn không hình thành đủ, quá trình tiêu hóa không hoàn thiện. Do thức ăn bị tiêu hóa dở dang khiến người bệnh bị đi ngoài phân sống. Đây cũng là một biểu hiện điển hình cho biết bệnh đường ruột là gì.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày làm mất đi “tỷ lệ vàng” của sự cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Khi số lượng lợi khuẩn bị giảm sút, hại khuẩn tăng lên sẽ tác động xấu đến hoạt động bình thường của đường ruột. Từ đó gây ra nhiều loại bệnh đường ruột phổ biến.
Làm gì khi mắc bệnh đường ruột?
Khi đã hiểu rõ bệnh đường ruột là gì, mỗi người cần biết cách phòng tránh hiệu quả căn bệnh này. Do hầu hết các tổn thương ở đường ruột đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống tiêu cực nên cần phòng tránh bệnh bằng việc cải thiện thói quen này. Mọi người không nên ăn uống nhiều đồ chua, cay, nóng, đồ để lạnh.
Bên cạnh đó, không nên để tinh thần chịu áp lực liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của đường ruột.
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Dùng thuốc đúng cách, đúng chỉ định của bác sĩ và xin ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc lên đường ruột.
Khi nhận thấy có triệu chứng của bệnh đường ruột, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Ngoài ra cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, ngăn chặn kịp thời nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh