✴️ Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm như thế nào?

Suy kiệt, tử vong nhanh chóng

Tả là 1 trong 3 bệnh tối nguy hiểm, thuộc diện kiểm dịch quốc tế (tả, dịch hạch và sốt vàng), do một loại vi khuẩn hình dấu phấy gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng nhiều và nôn nhiều lần. Tình trạng đi ngoài, nôn liên tục khiến người bệnh nhanh chóng mất nước, điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Trên thực tế, trong 3 đợt dịch gần đây, tuy số bệnh nhân đến viện trong tình trạng bị tụt huyết áp, chân tay co dúm, không thể tự đi lại được rất nhiều nhưng chưa có tử vong. 

Thậm chí, có bệnh nhân nặng, bị suy thận, phải chạy thận. Tình trạng mất nước, suy kiệt, tụt huyết áp này sẽ dẫn tới tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Phẩy khuẩn tả có thể tấn công mọi lứa tuổi. Song ở nơi chưa có dịch, người lớn mắc nhiều hơn, ở vùng có dịch lưu hành, trẻ em và người già mắc nhiều hơn do sức đề kháng kém.

 

Biểu hiện lâm sàng của tiêu chảy cấp

– Khởi bệnh đột ngột, đại tiện trước, nôn sau: Đại tiện lúc đầu có phân, sau lỏng, toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu có những hạt trắng lổn nhổn, mùi tanh.

– Nôn sau ỉa lỏng, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân. Đại tiện và nôn dễ dàng, số lượng nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.

– Thường không đau bụng hoặc đau nhẹ, không mót rặn. Không sốt hoặc sốt nhẹ.

Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau

– Sau vài giờ đại tiện và nôn liên tục, nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng máu lưu hành: mặt hốc hác, mắt trũng, má lõm, môi khô, da nhăn nheo, xanh tím, hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, tiểu tiện ít rồi vô niệu…

– Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ chết vì sốc không hồi phục, vì suy thận, nhiễm toan hoặc ngừng tim.

– Tuy nhiên, nhiều trường hợp là các thể nhẹ (ỉa chảy vài lần, không mất nước) hoặc không triệu chứng.

 

Người lành mang vi khuẩn – nguồn lây nguy hiểm

Có thể gọi vi khuẩn tả là một mối nguy tiềm ẩn lâu dài. Vì nó có thể sống trong nước máy từ 4 – 40 ngày (nồng độ chất diệt khuẩn không đạt chuẩn), trong nước giếng khơi từ 3 -đến 30 ngày, trong nước sông từ 17 – 19 ngày, trong nước hồ ao từ 3 – 30 ngày, trong nước biển từ 4 – 47 ngày, trong bánh mì, nem chua, nem chạo, rau sống, mắm tôm, mắm tép từ vài ngày đến hàng tuần, trong ruồi từ 2 đến 3 tuần. Như thế, nếu không tiêu diệt triệt để nguồn lây nhiễm này, số người mắc vi khuẩn tả không phải là ít.

Nguồn lây bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể là bệnh nhân đang bị bệnh và người lành mang vi khuẩn. Người lành mang vi khuẩn là những người mang vi khuẩn mà không triệu chứng hoặc thể nhẹ. Ðây là nguồn lây bệnh nguy hiểm vì người ta không biết để điều trị, cứ ngấm ngầm trong cộng đồng rồi đến lúc nào đó bùng phát lên thành dịch.

Trong khi chúng ta không kiểm soát được người lành mang vi khuẩn, họ vẫn sinh hoạt, giao du, đi tới nhiều vùng miền. Nếu phân của họ chứa vi khuẩn lây ra môi trường thì sẽ khiến nhiều người có nguy cơ nhiễm rồi lại tiếp tục lây lan.

Phương thức lây truyền bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm là lây lan qua đường ăn, uống do các thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trực tiếp hay gián tiếp với phân hay chất nôn của người nhiễm vi khuẩn.

Người ta đã thấy nhiều vụ dịch xảy ra tản phát do ăn phải các hải sản sống hoặc nấu chưa chín. Các vụ dịch lớn xảy ra thường do ô nhiếm nguồn nước, ô nhiễm các thực phẩm có tính tiêu dùng rộng rãi trong dân chúng. Ngoài ra còn có thể lây bệnh gián tiếp qua ruồi nhặng, chuột. Trong đường tiêu hoá và lông cánh, chân, vòi của ruồi có thể chứa tới hàng triệu mầm bệnh.

 

Phòng tránh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan qua thực phẩm, dễ tử vong và gây bệnh dịch lớn. Ðể phòng chống có hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của mỗi người và của cả cộng đồng, cần thực hiện 6 biện pháp an toàn thực phẩm sau:

1. Thực hiện ăn chín uống sôi, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trư­ớc khi ăn uống.

2. Rửa tay sạch bằng xà phòng tr­ớc khi ăn uống.

3. Dụng cụ, bát đũa tr­ớc khi ăn cần rửa sạch và nhúng nư­ớc sôi.

4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, m­uỗi, gió, bụi bặm

5. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân t­ơi để bón và t­ưới rau.

6. Thực hiện 6 không: Không ăn rau sống; Không ăn tiết canh; Không ăn mắm tôm, mắm tép sống; Không ăn gỏi cá, hải sản sống; Không ăn nem chạo, nem chua; Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

Bệnh nhân càng cách ly chặt chẽ càng hạn chế dịch lan rộng. Những trường hợp nặng phải được cách ly, điều trị tại bệnh viện, nhưng hạn chế vận chuyển xa vượt ra ngoài phạm vi ổ dịch; bệnh nhân ra viện phải được cấy phân âm tính. 

Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà: bù dịch bằng đường uống và kháng sinh. Tuy nhiên, phải tăng cường các biện pháp vệ sinh ăn uống, phòng chống ruồi, nhặng, chuột… và khử trùng tẩy uế phân và chất nôn của bệnh nhân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top