Bệnh xuất huyết tiêu hóa là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa và có lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học. Khi bị xuất huyết nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
Bệnh xuất huyết tiêu hóa (tên gọi khác là chảy máu tiêu hóa) là hiện tượng máu bị thoát ra khỏi lòng mạch, chảy vào trong ống tiêu hóa. Ống tiêu hóa là toàn bộ hệ thống các cơ quan được kéo dài từ thực quản cho đến hậu môn. Bệnh thường do những biến chứng của nhiều bệnh lý có liên quan đến hệ thống tiêu hóa gây ra và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào như dạ dày, thực quản, hậu môn, ruột,…
Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào. Những người nằm từ độ tuổi 20 – 50 là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Theo kết quả thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh ở các nước đang phát triển cao hơn các nước khác và đang có xu hướng tăng dần. Đặc biệt trong các nước có tỉ lệ chảy máu ống tiêu hóa cao có Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, đối tượng là nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ khoảng 20%. Nguyên nhân đến từ việc nam giới có nhiều thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Trong đó, điểm hình gồm thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không điều độ.
Xuất huyết tiêu hóa là một dạng bệnh cấp cứu rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân chủ quan trong việc phát hiện và điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: nhũn não, bị nhồi máu cơ tim,… Hiện tượng chảy máu trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu oxy làm tăng nguy cơ tử vong.
Theo các bác sĩ chuyên khoa đa số các bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa đều là biến chứng do bệnh lý gây ra. Các lý do khác không đáng kể. Cụ thể như sau:
– Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Theo thống kê có khoảng 40% trường hợp mắc bệnh từ nguyên nhân này.
– Bệnh ung thư: Các khối u ác tính xuất hiện tại các cơ quan tiêu hóa tiềm ẩn những nguy hại rất lớn. Khi mắc căn bệnh này việc chảy máu tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện khác như: đau bụng dữ dội, khó tiêu, đầy hơi,…
– Bệnh lý về máu: Nếu người bệnh mắc phải các vấn đề về máu cùng là nguyên nhân dẫn tới xuất huyết đường tiêu hóa. Điển hình các vấn đề như rối loạn đông máu hoặc hồng cầu lưỡi liềm. Đồng thời, nhiễm trùng máu cũng có thể gây ra chảy máu ở trong lòng mạch. Nguyên nhân này ít gặp nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao và dễ gây tử vong.
– Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn: Nếu các búi trĩ bị sưng phồng quá kích thước sẽ bị vỡ ra và gây chảy máu. Ngoài ra, hiện tượng nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân của hiện tượng chảy máu tiêu hóa.
– Do bệnh lý khác: Khi người bệnh mắc các bệnh lý về gan, bệnh Hemophilia, bệnh Crohn,… Ngoài ra dị dạng mạch máu ở ruột non, hội chứng Mallory – Weiss, suy thận… cũng gây chảy máu tiêu hóa.
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý thì bệnh này cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác. Điển hình là việc căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng, thiếu vitamin K, dùng nhiều thuốc giảm đau,… Ngoài ra sự thay đổi của thời tiết, dùng dung dịch kiềm hoặc acid cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh.
Ngoài ra việc xuất hiện khối u lành tính trong ống tiêu hóa cũng lý giải cho tình trạng chảy máu trong lòng mạch. Các khối u lành tính sẽ không khó để điều trị nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không điều trị khối u sẽ lớn dần lên tạo ra ma sát với thức ăn hoặc dịch vị trong dạ dày. Từ đó gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Khi người bệnh bị chảy máu tiêu hóa có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu và các triệu chứng lâm sàng sau đây:
– Thường sẽ xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dữ dội ở vùng thượng vị. Triệu chứng này thường gặp ở những người đã và đang bị viêm loét dạ dày tá tràng.
– Cảm thấy cồn cào, mệt lả, nóng rát sau khi uống thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm.
– Cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt, buồn nôn khi thời tiết thay đổi.
– Nôn ra máu: Một trong các triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất. Lượng máu, màu sắc máu và tính chất nôn tùy thuộc vào vị trí bị xuất huyết sẽ khác nhau. Các màu máu điển hình khi nôn là đỏ tươi, màu sẫm hoặc máu tươi hoặc đông thành cục,…
– Đi ngoài có phân đen và máu: Khi đi ngoài sẽ quan sát thấy phân có màu đen và kèm theo máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chảy máu do áp lực quá mức. Ngoài ra hệ thống tĩnh mạch bên trong ống tiêu hóa bị giãn nỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
– Cơ thể mất máu: Việc chảy máu diễn ra bên trong ống tiêu hóa sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể bị mất máu. Điều này gây ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể. Một số trường hợp mất máu quá nhiều dẫn tới tụt huyết áp, khó thở và ngất xỉu. Khi đó bệnh nhân cần nhanh chóng đi cấp cứu để được can thiệp kịp thời và đúng cách.
– Sốc: Việc mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp giảm đột ngột, da lạnh và tím tái… Hiện tượng này rất nguy hiểm cần được cấp cứu nhanh chóng để không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Việc chăm sóc bệnh nhân đúng cách hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, phục hồi diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra nó còn giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xuất hiện. Người bệnh cần được:
– Nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, không ồn ào.
– Chuẩn bị sẵn sàng các ống thở oxy để đề phòng trường hợp khi bệnh nhân khó thở. Điều này giúp tránh hiện tượng người bệnh bị choáng váng và hôn mê.
– Chườm ấm lên vùng bụng của bệnh nhân để giảm các cơn đau do vết mổ các triệu chứng bệnh.
– Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần hạn chế di chuyển nhiều, vận động mạnh.
– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ phù hợp để quá trình phục hồi nhanh hơn.
– Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, người bệnh nên lưu ý chỉ sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.
Bệnh xuất huyết tiêu hóa là một trong các bệnh lý dễ gặp và cần quan tâm đặc biệt. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh này. Từ đó, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh